Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm

Đối với Trung Quốc, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, việc nhu cầu tiêu dùng giảm đã lấy đi động lực tăng trưởng ở thời điểm mà kinh tế đang chịu áp lực bởi chính sách không COVID-19.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới bất ngờ giảm trong tháng 10/2022, dấu hiệu cho thấy thương mại toàn cầu đang sụt giảm mạnh khi mà người tiêu dùng và doanh nghiệp cắt giảm mạnh chi tiêu nhằm phản ứng lại việc ngân hàng trung ương nhiều nước hành động mạnh tay để kiềm chế lạm phát.

Xuất khẩu từ công xưởng lớn của thế giới khiến cho tâm lý bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu đang lớn dần. Nhóm các nhà lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển G-20 và các nước đang phát triển sẽ có cuộc họp tại Indonesia vào tuần sau.

Thị trường lao động Mỹ tăng trưởng ấn tượng hiện đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Các chuyên gia kinh tế dự báo về khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ trong vòng 12 tháng tới.

Châu Âu đang chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa đông khó khăn sau khi Nga quyết định ngừng cung cấp năng lượng nhằm đáp trả cho các quy định trừng phạt liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất thêm ¾ điểm phần trăm đến lần thứ 2 trong một thàng vừa rồi.

Tuy nhiên, chính ECB cũng thể hiện quan điểm vô cùng lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu, điều này khiến nhiều người tin rằng ECB sẽ sớm phải hãm đà nâng lãi suất cơ bản đồng euro.

Đối với Trung Quốc, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, việc nhu cầu tiêu dùng giảm đã lấy đi động lực tăng trưởng ở thời điểm mà kinh tế đang chịu áp lực bởi chính sách không COVID-19 và sự suy giảm trên thị trường bất động sản.

Quảng cáo

“Dường như kinh tế Trung Quốc đã không còn bệ đỡ”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Moody Analytics – ông Steve Cochrane phân tích.

Giới chức y tế Trung Quốc vào ngày thứ Bảy khẳng định Trung Quốc sẽ vẫn giữ vững chính sách không COVID-19, thực tế này đã “đập tan” những hy vọng vào những ngày gần đây về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19 sau cuộc họp Đại hội Đảng vào tháng trước.

Khi mà tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc chững lại, các chuyên gia kinh tế hiện bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm sau. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng trước cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, GDP toàn cầu có thể vẫn tăng trưởng được 3,2% trong năm nay và rồi sau đó chững lại còn 2,7% trong năm 2023.

Sự chững lại của xuất khẩu Trung Quốc có thể coi như dấu hiệu bi quan cho kinh tế toàn cầu”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc tại quỹ Pantheon Macroeconomics – ông Duncan Wrighley phân tích.

So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu từ Trung Quốc giảm 0,3% trong tháng vừa rồi, theo Hải quan Trung Quốc, đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất tính từ tháng 5/2022 khi mà thương mại chịu ảnh hưởng bởi những nỗ lực trong kiềm chế đại dịch COVID-19. Mức này thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia tham gia khảo sát của Wall Street Journal.

Số liệu công bố vào ngày thứ Hai cho thấy rằng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 10/2022 giảm 13% và như vậy ghi nhận tháng giảm thứ 3 liên tiếp, xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 9%.

Xuất khẩu hàng loạt mặt hàng chủ chốt bao gồm thiết bị gia dụng, trang thiết bị y tế giảm sâu, xuất khẩu điện thoại di động và ô tô suy giảm tăng trưởng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại

Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.

WTO kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại với hàng hóa vì môi trường Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ lên WTO

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới