Hàn Quốc đã rơi vào giai đoạn lạm phát đình trệ và suy thoái?

Đa số các nhà kinh tế Hàn Quốc nhận định rằng nền kinh tế nước này đã rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ giai đoạn đầu do các chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu nhằm giảm lạm phát.

Một cuộc khảo sát ý kiến do Nhật báo kinh tế Hàn Quốc thực hiện cuối tuần qua với 34 chuyên gia kinh tế hàng đầu cho thấy 56% các nhà nghiên cứu cho rằng kinh tế Hàn Quốc đã rơi vào giai đoạn lạm phát đình trệ và khuyến cáo rằng chính phủ cần thực hiện các bước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng dần trở lại.

Trả lời câu hỏi liệu nền kinh tế Hàn Quốc có đang trong tình trạng lạm phát đình trệ hay không, 44,1% chuyên gia trả lời rằng đó là “giai đoạn đầu khi các dấu hiệu đang xuất hiện”.

55,9% số người được hỏi chẩn đoán rằng nền kinh tế Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn lạm phát đình trệ ở một mức độ nào đó. 11,8% cho rằng đã thực sự rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ.

Tuy nhiên, có 44,1% chuyên gia cho rằng nền kinh tế Hàn Quốc lạm phát nhưng không suy thoái.

Trả lời câu hỏi: biến số nào sẽ tác động lớn nhất và làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát đình trệ, 41,2% số người được hỏi chọn “khủng hoảng năng lượng như khí đốt tự nhiên”. 38,2% cho rằng do việc Mỹ thắt chặt tiền tệ và 14,7% cho rằng do tình hình kinh tế Trung Quốc.

Để phản ứng với tình hình kinh tế hiện tại, hầu hết các chuyên gia (50%) cho rằng Hàn Quốc nên tập trung vào việc kiểm soát giá cả trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, 35,3% chuyên gia cho rằng “chính sách phục hồi nền kinh tế nên được thực hiện dần dần” trong khi có tới 46,9% trong số các chuyên gia cho rằng cần thực hiện song song các biện pháp kiềm chế giá cả và thiết lập các biện pháp đối phó với suy thoái kinh tế.

Chuyên gia Joo Won thuộc Viện nghiên cứu Hyundai cho rằng Chính phủ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu ổn định giá cả lên ưu tiên hàng đầu song giờ đây cần có các biện pháp chuẩn bị cho một cuộc “hạ cánh cứng” từng bước. Trong trường hợp Mỹ tiếp tục gia tăng mạnh lãi suất cơ bản, Hàn Quốc cũng cần có những bước tương tự và như vậy lãi suất cơ bản của Hàn Quốc sẽ vượt mốc 3%.

Quảng cáo

Các nhà kinh tế Hàn Quốc đang bày tỏ lo ngại về nguy cơ gia tăng xảy ra suy thoái kinh tế. Có dấu hiệu rõ ràng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng này để ngăn chặn đà lạm phát. Như vậy, quan điểm của đa số các chuyên gia là Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) sẽ tăng lãi suất cơ bản từ 2,5%/năm lên 3,25%/năm hoặc cao hơn.

Ông Kim Tae-gi, giáo sư kinh tế danh dự tại Đại học Dankook, dự đoán rằng Chính phủ Mỹ có khả năng sẽ làm mọi cách để kiểm soát lạm phát trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.

55,9% chuyên gia kinh tế Hàn Quốc cho rằng nếu Fed thực hiện tăng lãi suất “một bước lớn” nữa trong tháng này, BoK nên nâng lãi suất chủ chốt thêm 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Chính sách Tiền tệ vào tháng 10. 29,4% số người được hỏi cho rằng nên tăng 0,5 điểm phần trăm và 11,8% cho rằng nên tăng 0,75 điểm phần trăm.

Nếu Fed thực hiện tăng lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm, một bước cực đoan trong tháng này, 52,9% số người được hỏi cho rằng BoK nên thực hiện một bước tăng lớn tương tự. 23,5% số người được hỏi cho rằng cần tăng 0,75 điểm phần trăm, và cũng có ý kiến cho rằng nên tăng 1,0 điểm phần trăm trở lên (8,8%). Chỉ 14,7% trả lời rằng BoK nên tăng 0,25 điểm phần trăm.

Khi được hỏi về đỉnh chu kỳ tăng lãi suất của BoK, 76,5% dự đoán rằng quá trình tăng lãi suất sẽ kết thúc ở mức lãi suất cơ bản đạt 3,25% hoặc hơn mỗi năm. 26,5% cho rằng mức đỉnh lãi suất sẽ là 3,5%/năm và 23,5% nhận định rằng mức lãi suất là 3,75%/năm và 5,9% số người được hỏi cho rằng đỉnh lãi suất sẽ lên đến 4,0%/năm

Các chuyên gia kinh tế cũng dự đoán rằng quá trình kiềm chế lạm phát đang tăng cao ở Hàn Quốc sẽ không dễ dàng. Khi được hỏi về đỉnh của lạm phát, 38,2% số người được hỏi cho biết lạm phát có thể đạt đỉnh vào giai đoạn tháng 9-10, cũng một số lượng tương tự cho rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh vào tháng 11-12 năm nay trong khi còn có 23,6% nhà phân tích lựa chọn nửa đầu năm sau.

Khi được hỏi tỷ lệ lạm phát từ 5% trở lên sẽ kéo dài bao lâu, có tới 58.8% số chuyên gia nhận định là giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 12 năm nay trong khi đó Viện trưởng Viện Kinh tế và Khoa học Xã hội thuộc Đại học Konkuk Kwon Nam-hoon Kwon cho rằng nếu cuộc khủng hoảng năng lượng không được giải quyết nhanh chóng, lạm phát có thể kéo dài và tiếp tục giữ ở mức cao.

Các chuyên gia cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế năm nay của Hàn Quốc bi quan hơn so với chính phủ. Khoảng 70% các nhà phân tích kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ thấp hơn mức 2,6% mà Chính phủ Hàn Quốc đưa ra. Có tới 32,4% số chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc năm nay sẽ vào mức 2,3 ~ 2,5%.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Lo ngại thuế quan tiếp tục phủ bóng thị trường chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khép phiên giao dịch ngày 15/4 trong sắc đỏ, giữa lúc những bất ổn liên quan đến thuế quan tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Nhà Trắng tuyên bố thuế đối ứng với Trung Quốc là 145%, chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư cá nhân “tham lam khi người khác sợ hãi”

Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.

Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4% Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch chiều ngày 15/4, khi nhóm cổ phiếu ngành ô tô tăng mạnh, nhờ khả năng Mỹ sẽ hạ thuế nhập khẩu đối với mặt hàng công nghiệp quan trọng này.

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Giá dầu tăng nhẹ sau động thái hòa hoãn về thuế quan của Mỹ

Giá dầu thế giới chốt phiên 14/4 tăng nhẹ nhờ thông tin Mỹ miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng điện tử, cùng dữ liệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.

Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4%

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 14/4 sau khi những quan ngại về chiến tranh thương mại được xoa dịu phần nào nhờ Mỹ thông báo miễn thuế đối với hàng điện tử cuối tuần trước.

Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8% Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ? Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Singapore nới lỏng đồng nội tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tiếp tục giảm tốc độ tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) để ứng phó rủi ro gia tăng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan vào thương mại toàn cầu.

Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD? SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun