Giới chức Trung Quốc chuẩn bị đưa ra loạt biện pháp mới để cứu bất động sản

Chính phủ Trung Quốc cũng có thể định nghĩa lại và kéo dài hiệu lực của một số chính sách được phác thảo ra trong gói giải cứu bao gồm 16 điểm được đưa ra vào năm ngoái.

Giới chức Trung Quốc hiện đang tính đến một số biện pháp mới nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản sau khi những chính sách hiện tại đã không thể duy trì được quá trình phục hồi cho lĩnh vực này, theo những nguồn thạo tin chia sẻ với Bloomberg.

Cụ thể, giới chức Trung Quốc đang tính đến giảm tỷ lệ chi trả của người dân mua nhà tại một số khu vực không cốt lõi tại các thành phố lớn, giảm phí hoa hồng của đại lý với giao dịch và nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế với hoạt động mua nhà ở theo hướng dẫn của Quốc vụ viện Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng có thể định nghĩa lại và kéo dài hiệu lực của một số chính sách được phác thảo ra trong gói giải cứu bao gồm 16 điểm được đưa ra vào năm ngoái. Kế hoạch này cho đến nay chưa được chốt và có thể phải thay đổi. Bộ Nhà ở Trung Quốc hiện chưa phản hồi đề nghị bình luận của báo giới về định hướng chính sách này.

Thông tin về các biện pháp dự kiến sẽ được áp dụng trong tương lai củng cố cho những hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ đưa ra biện pháp kích cầu chính sách nhằm khôi phục lại quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng nhân dân tệ và giá hàng hóa tăng, trong đó phải kể đến giá quặng đồng cũng như sắt.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ tăng điểm, cổ phiếu của những doanh nghiệp châu Âu có nhiều quan hệ làm ăn kinh doanh với Trung Quốc cũng đồng thời tăng, ví như cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xa xỉ và khai mỏ.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã tránh được tình trạng sụp đổ tuy nhiên vẫn gây ra nhiều sức ép lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Dấu hiệu suy yếu của lĩnh vực bất động sản đang xuất hiện ngày một nhiều hơn, đặc biệt trong mảng bất động sản thương mại, doanh số bán nhà tháng 5/2023 tăng trưởng chững lại chỉ còn 6,7% từ mức hơn 29% trong 2 tháng liền trước đó.

Quảng cáo

“Lĩnh vực này hiện vẫn đang khó khăn”, chuyên gia thuộc bộ phận kinh tế và tình báo của Bloomberg trong đó có ông Chang Shu và bà Kristy Hung nhấn mạnh trong nghiên cứu mới đây.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc mất đà trong tháng 4/2023 sau khi tiêu dùng người dân tăng trưởng mạnh. Các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg dự báo GDP của năm nay tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mức tính toán 5,6% trước đó. Tăng trưởng giá nhà đất cũng chững lại trong tháng 4/2023.

Nợ của các doanh nghiệp bất động sản, hiện ước tính tương đương khoảng 12% GDP Trung Quốc, đang đương đầu với khả năng rủi ro cao và gây mất ổn định tài chính, theo tính toán của Bloomberg Economics. Thực tế này diễn ra bất chấp việc đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành bất động sản trong đó bao gồm:

Lãi suất thế chấp thấp hơn cho những người mua nhà lần đầu nếu giá nhà giảm liên tiếp 3 tháng

Hạn chế hoa hồng bất động sản trên toàn quốc nhằm kích thích cho nhu cầu tăng trưởng

Cam kết 200 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 28 tỷ USD trong hình thức các khoản vay đặc biệt nhằm đảm bảo các dự án bất động sản chậm tiến độ có thể hoàn thành

Bản kế hoạch bao gồm 16 điểm được công bố trong tháng 11/2022 hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản cho đến việc nới lỏng yêu cầu thanh toán cho người mua nhà.

Đồn đoán về các biện pháp hỗ trợ chính sách đã giúp khôi phục lại phần nào tăng trưởng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 12/2022. Tại thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc, chính quyền địa phương trong tuần này đã hạ tỷ lệ thanh toán bắt buộc với người mua nhà lần đầu và lần thứ hai trong những khu vực không bị hạn chế mua.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4