Giá rẻ kỷ lục, một mặt hàng từ Nga ồ ạt vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, sản lượng của Nga gấp 14 lần so với nước ta

Giá mặt hàng này đã giảm đến 27% so với cùng kỳ năm 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than của Việt Nam đã tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm. Cụ thể nước ta đã nhập khẩu hơn 41,3 triệu tấn than với trị giá 5,8 tỷ USD, tăng mạnh 53,6% về lượng nhưng giảm 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 10, nước ta chi hơn 495 triệu USD nhập khẩu hơn 3,6 triệu tấn than, tăng 11% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với tháng trước đó.

Giá nhập khẩu bình quân ghi nhận xu hướng giảm, đạt 141 USD/tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.

c11-4896.png
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đáng chú ý một cường quốc than đang tăng cường xuất khẩu mặt hàng này đến Việt Nam với giá rẻ chưa từng có là Nga – quốc gia có sản lượng than hơn 200 triệu tấn và đủ dùng trong vòng 300 năm tới.

Cụ thể trong 10 tháng đầu năm, nước ta nhập từ Nga hơn 3,35 triệu tấn than với trị giá hơn 661 triệu USD, tăng mạnh 68% về sản lượng và tăng 23% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá nhập khẩu bình quân cũng ghi nhận giảm mạnh với 197 USD/tấn, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022.

Quảng cáo
c2-3818.png
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo dữ liệu từ Statista, trong năm 2022, Nga sản xuất 443,6 triệu tấn than, tăng 0,3% so với năm 2021, con số này gấp gần 15 lần so với sản lượng than tự sản xuất hơn 30 tấn của Việt Nam trong năm 2022. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã chi hơn 590 triệu USD để nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn than từ Nga.

Xuất khẩu than của Nga sang Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ sau khi EU ra lệnh cấm nhập khẩu than của Nga buộc quốc gia này phải chuyển hướng dòng chảy thương mại. Bắc Kinh đã tăng đáng kể mức tiêu thụ than khi hoạt động công nghiệp của nước này phục hồi sau ba năm bị hạn chế vì dịch COVID-19.

Báo cáo của công ty tư vấn Ykov and Partners (trước đây là McKinsey Russia) cho biết, việc xuất khẩu than Nga tới Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã bị sụt giảm hoặc ngừng hoàn toàn liên quan tới các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga.

Trong khi đó, Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu than và là nước mua than cốc lớn thứ hai của Nga với lượng mua 9,3 triệu tấn tính đến tháng 8, (tăng 143% so với cùng kỳ năm 2022).

Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc vẫn nằm trong số 5 nhà nhập khẩu than hàng đầu của Nga, mặc dù các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng Seoul sẽ cắt giảm đáng kể các lô hàng than vào cuối năm 2023.

Theo dự báo đến cuối thập kỷ này, Ấn Độ sẽ chiếm 40% lượng than xuất khẩu của Nga, các nước Đông Nam Á sẽ nhập khẩu 20 - 25%, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu ngoài EU sẽ cùng nhau chiếm khoảng 20%, châu Phi và Trung Đông 15%, trong khi Trung Quốc chỉ 5%.

Bên cạnh đó Nga cũng tăng cường vận chuyển than đến các quốc gia châu Á khác, còn tại Việt Nam, năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 40 - 45% nhu cầu dẫn đến cần tăng trưởng nhập khẩu từ các thị trường như Trung Quốc, Nga,... để cung ứng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là cho sản xuất điện.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam Xuất khẩu hồ tiêu dự báo giảm

Ấn Độ quay lại xuất khẩu gạo, thị trường gạo trong nước có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ đang xem xét nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non- basmati (gạo 5% tấm thường) đã áp dụng trong một năm qua trong bối cảnh lượng dự trữ dư thừa và diện tích trồng lúa tăng đáng kể. Việc Ấn Độ quay lại thị trường, có ảnh hưởng đến gạo Việt Nam?

Kiểm tra hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại 4 doanh nghiệp

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Nguồn tin thương mại cho biết “các thương nhân Philippines cho rằng, giá gạo tăng cao doanh nghiệp Việt Nam không giao hàng, muốn đàm phán lại. Để tránh gián đoạn nguồn cung trong nước, họ đang kêu gọi chính phủ can thiệp”.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines

Giá dầu giảm 2% sau ba phiên tăng mạnh

Giá dầu giảm khoảng 2% vào phiên 27/8 do lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu năng lượng, đặc biệt là sau khi giá tăng hơn 7% trong ba ngày trước đó.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Lo ngại xung đột ở Gaza lan rộng đẩy giá dầu châu Á tăng cao

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số

Do xuất khẩu sầu riêng và nhiều loại trái cây khác chậm lại, kéo kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm liên tiếp 2 tháng 6 và 7. Tuy nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả tăng trưởng hơn 46,66% so với nửa đầu tháng trước.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ về đích trước 2 năm so với mục tiêu

Giá dầu thế giới tăng vọt 3% do gián đoạn nguồn cung ở Libya

Phó Chủ tịch phụ trách giao dịch tại công ty BOK Financial cho biết hoạt động mua vào gia tăng trước tình hình căng thẳng ở Trung Đông, gián đoạn sản xuất ở Libya và lượng dầu dự trữ thấp tại Cushing.

Phiên 22/8 giá dầu dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Nông dân chặt bỏ điều trồng sầu riêng có đáng lo ngại?

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới, nhưng doanh nghiệp phải nhập khẩu hơn 80% điều thô để chế biến. Bây giờ nhiều nông dân trồng điều đang chặt bỏ vườn điều để trồng sầu riêng càng khiến nguồn nguyên liệu trong nước giảm sâu.

Xuất khẩu điều đang đà tăng trưởng, kỳ vọng lấy lại được mốc kỷ lục Xuất khẩu điều nhân tăng trưởng tốt nhưng nhiều nhà máy kinh doanh kém hiệu quả

Xuất khẩu thị trường gần, doanh nghiệp thủy sản có nhiều lợi thế

Xuất khẩu vào thị trường gần có hệ thống logistics thuận lợi nên vòng quay hàng hóa và vòng quay tài chính cũng nhanh hơn so với các thị trường xa, giúp giảm bớt áp lực tài chính và lãi suất cho doanh nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi vào quý III Tháng 6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt mức cao nhất kể từ đầu năm