Giá heo hơi vào “sóng” tăng sắp chạm mốc 70.000 đồng/kg, nhiều 'ông lớn' đua nhau tái đàn

Tính từ đầu năm đến nay, giá heo hơi bình quân đã tăng khoảng 25%.

Giá heo hơi vào “sóng” tăng sắp chạm mốc 70.000 đồng/kg, nhiều 'ông lớn' đua nhau tái đàn

Giá heo hơi trong nước đang chứng kiến xu hướng tăng kéo dài từ đầu năm đến nay. Theo dữ liệu của Anova Feed ngày 16/5, giá heo hơi tại các tỉnh, thành phố trên cả nước giao dịch quanh ngưỡng 62.000-67.000 đồng/kg.

Tại Hưng Yên và Phú Thọ, giá heo hơi đạt 67.000 đồng/kg, cùng mức với Thái Bình và Bắc Giang, Hà Nội và Hà Nam. Ngoại trừ Lào Cai có giá heo hơi 65.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực, các tỉnh thành còn lại đồng mức 66.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở Bình Định lên 64.000 đồng/kg. Trong khi Thanh Hóa và Nghệ An cùng đạt 65.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Tại Quảng Trị, giá heo hơi thấp nhất 63.000 đồng/kg; các địa phương khác dao động từ 63.000-64.000 đồng/kg.

Ở Nam bộ, giá heo hơi tăng 1.000 đồng tại Long An lên 66.000 đồng/kg, cao nhất khu vực; còn Sóc Trăng đạt 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi các tỉnh miền Tây dao động từ 62.000-65.000 đồng/kg; các tỉnh Đông Nam bộ cùng 64.000 đồng/kg.

Giá heo hơi bình quân cả nước 64.400 đồng/kg, cao hơn Trung Quốc 10.300 đồng/kg.

Mức giá heo hơi hiện nay cao nhất 67.000 đồng/kg, tương đương với giá cao nhất vào đầu tháng 7/2023. Năm ngoái, heo hơi duy trì mức giá này trong một thời gian ngắn rồi quay đầu giảm kéo dài tới cuối năm. Tính từ đầu năm đến nay, giá heo hơi bình quân đã tăng khoảng 25%.

160524-6262.jpg

Theo báo cáo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), có 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến mức tăng này. Đầu tiên là do nguồn cung heo ở phía Bắc không còn nhiều, tồn kho heo biểu to gần như không còn. Thứ hai là mặt bằng giá heo ở 3 vùng gần như bằng nhau, nên lưu chuyển heo từ miền Trung/Nam ra Bắc khá yếu. Thứ ba là heo Thái chưa được đưa về Việt Nam dù mức chênh lệch giá ở tháng 3 khá cao. Tại thị trường miền Trung và Nam, giá heo cũng có xu hướng tăng tích cực do nguồn cung nội vùng thấp.

Quảng cáo

Thứ hai là heo từ Campuchia ngưng nhập về do đây là thời điểm nghỉ Tết cổ truyền ở nước này.

Ba là việc heo Thái vẫn chưa được nhập về như dự đoán. Nguyên nhân được cho là các cửa khẩu tại miền Trung đang siết chặt do có dịch nhiệt thán trên gia súc ở Thái Lan.

Một số doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi dự đoán giá heo hơi trong các tháng tới có thể tăng tiếp, đạt mốc 70.000 đồng/kg.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến cuối tháng 4, tổng đàn heo cả nước khoảng hơn 28 triệu con, tăng khoảng 3,7% so với cùng kỳ năm 2023. Chăn nuôi heo là lĩnh vực chủ lực, chiếm trên 60% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các loại vật nuôi được sản xuất trong nước.

screenshot-2024-05-16-112100-1417.png
Diễn biến giá heo hơi 3 miền từ đầu tháng 3 đến nay (Nguồn: Feedin)

Đón sóng tăng của giá heo hơi, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã nhanh chóng tái đàn. Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa nhập thêm một lô heo giống vào ngày 24/4. Đàn heo giống tiếp tục mở rộng quy mô và đưa năng suất đàn heo của doanh nghiệp lên mức cao nhất trong 28 năm hoạt động.

Hiện tại, Dabaco có khoảng trên 50.000 heo nái và đang đặt tham vọng đạt 60.000 heo nái. Tập đoàn có một phần hoạt động theo mô hình liên kết với nông dân, doanh nghiệp đang phấn đấu giai đoạn 2025-2026 phải có đất để làm trang trại nuôi 58.000-60.000 heo nái.

Trong khi đó, Công ty Nông nghiệp BAF Việt Nam dự kiến đưa vào hoạt động thêm 7 dự án trang trại. Cụm trại Hải Đăng (quy mô 5.000 heo nái và 60.000 heo thịt), trại Tân Châu (30.000 heo thịt) và Tâm Hưng (5.000 heo nái) đã đi vào vận hành trong tháng 3/2024.

Doanh nghiệp còn dự kiến khởi công thêm 7 dự án trong năm 2024, gồm 6 dự án trang trại chăn nuôi và 1 dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Bình Định. Dự kiến, tổng đàn cuối năm 2024 sẽ gấp đôi cùng kỳ, nâng lên 75.000 heo nái và 800.000 heo thịt (cuối 2023, con số tương ứng là 37.000 và 330.000 con).

Còn Công ty Hoàng Anh Gia Lai cho biết doanh nghiệp sẽ tiến hành tăng đàn từ tháng 5-6/2024 theo chu kỳ 2 năm. Cơ sở vật chất, chuồng trại sẵn có, dự kiến 4 - 5 tháng sau sẽ có sản phẩm.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?