Giá điện tăng sốc 3.000%, một quốc gia Đông Nam Á mạnh tay điều chỉnh

Giá điện tại Singapore đã tăng tới 3.000% trong năm nay dù giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng giảm, đe dọa nhiều công ty bán lẻ phá sản.

Giá điện tăng sốc 3.000%, một quốc gia Đông Nam Á mạnh tay điều chỉnh

Theo tờ Bloomberg, Singapore đang có kế hoạch điều chỉnh quyết liệt thị trường điện khi giá điện tăng vọt, động thái này một lần nữa đe dọa đến các nhà bán lẻ bán điện cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Cụ thể, từ ngày 1/7, Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore (EMA) sẽ giới hạn giá điện bán buôn bằng cách sử dụng công thức gắn với khí đốt tự nhiên và chi phí phát điện. Động thái này xảy ra sau giá điện tại đảo quốc sư tử tăng tới 3.000% trong năm nay mặc dù chi phí khí đốt tự nhiên hóa lỏng - nhiên liệu chính của quốc gia - giảm mạnh.

1x-1-6-5779.png

Giá điện tại Singapore tăng 3.000% trong năm 2023.

Cơ quan quản lý đã tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành về cách tốt nhất để ngăn giá tăng vọt. Cách đây hai năm, một đợt tăng giá đã dẫn đến sự phá sản của hàng loạt nhà bán lẻ độc lập. Theo EMA, sự biến động cũng khiến các công ty bán lẻ không muốn gia tăng đầu tư vào công suất phát điện để giảm bớt tình trạng thiếu hụt.

Tháng trước, giá điện đã lên tới 3.594 đô la Singapore/MWh (2.685 đô la Mỹ) sau khi một nhà máy điện ở đảo Jurong (Singapore) đóng cửa để nâng cấp tuabin trong thời tiết nắng nóng bất thường. Trong khi đó, giá LNG đã giảm 86% kể từ tháng 3/2022.

Quảng cáo
1x-1-7-8466.png

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng giảm 86% từ tháng 3 năm 2022

Quốc gia này nổi tiếng là đất nước “nghiện” sử dụng điều hòa nhiệt độ, nó gần như đã trở thành một lối sống đặc thù của người dân nơi đây. Một văn phòng hoặc trung tâm mua sắm mà không có điều hòa gần như là điều không tưởng; 99% chung cư tư nhân và phần lớn các tòa nhà công cộng đều được trang bị điều hòa.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu từng gọi điều hòa không khí là "phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20" và ghi nhận nó đã giúp hòn đảo này trở thành một trong những trung tâm tài chính ưu việt của thế giới.

Nhưng tình yêu của người dân Singapore cũng đi kèm với hệ quả rất lớn. Nó đã "nhốt" quốc gia vốn đã nóng bức ngày càng nóng hơn, điều mà chuyên gia gọi là "vòng luẩn quẩn nguy hiểm".

Đó là nghịch lý Catch 22 (đề cập đến một tình huống hoặc quy tắc mâu thuẫn như kiểu con gà-quả trứng) của biến đổi khí hậu mà tất cả các quốc gia dựa vào điều hòa không khí phải đối mặt để làm cho cuộc sống trở nên dễ chịu hơn một chút.

Nói một cách đơn giản: thế giới càng ấm lên thì càng có nhiều người chuyển sang sử dụng điều hòa nhiệt độ. Và họ càng sử dụng điều hòa, thế giới càng ấm lên.

Với lối sống này, việc tăng giá điện chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp lớn, nhỏ.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025