Giá đậu tương khép lại một năm tăng mạnh

Tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ), giá đậu tương đi lên và khép lại một năm tăng mạnh, giữa bối cảnh nhu cầu xuất khẩu cao và hạn hán tại Argentina.

Thị trường nông sản Mỹ

Tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ), giá đậu tương đi lên và khép lại một năm tăng mạnh, giữa bối cảnh nhu cầu xuất khẩu cao và hạn hán tại Argentina - nước xuất khẩu đậu tương khiến tình hình nguồn cung trên thị trường đậu tương càng thêm căng thẳng.

Những lo ngại về hạn hán ở Argentina, nước xuất khẩu dầu đậu nành và bột đậu nành lớn nhất thế giới, cùng với nhu cầu xuất khẩu mạnh đã đẩy giá đậu tương giao kỳ hạn tại thị trường Mỹ lên mức giá cao nhất kể từ ngày 31/3. Nó cũng đẩy giá bột đậu tương kỳ hạn tháng 1, tháng 3 và tháng 5/2023 lên các mức cao mới.

Tại Argentina, các thương nhân đang theo dõi dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ cao và mưa rào nhẹ trong những ngày tới, cùng với những lo ngại về việc trồng trọt bị chậm trễ.

Sàn giao dịch ngũ cốc ở Buenos Aires ngày 29/12 cho hay, 500.000 ha đậu tương có thể không được trồng nếu mưa tiếp tục ngăn cản tiến độ gieo trồng.

Don Roose, Chủ tịch của công ty môi giới U.S. Commodities có trụ sở tại Iowa (Mỹ), cho biết: "Bước sang năm tới, thời tiết vẫn sẽ là vấn đề lớn. Câu hỏi đặt ra là liệu chu kỳ La Nina (hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường) hiện tại có thay đổi thành chu kỳ El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương) để chúng ta có thể có nhiều mưa hơn ở Nam Mỹ và Mỹ hay không, điều đó sẽ cho phép chúng ta xây dựng lại nguồn dự trữ ngũ cốc của Mỹ và thế giới".

Các nhà đầu tư cũng tiếp tục đánh giá triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, khi việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19 đã gây ra làn sóng lây nhiễm mới và chệch hướng những dự đoán về sự phục hồi kinh tế vào năm tới.

Cũng trong phiên 30/12, giá lúa mì cũng tăng, giữa bối cảnh lo ngại về thiệt hại do bão mùa Đông đối với vụ lúa mì của Mỹ. Trong khi đó, giá ngô giảm.

Cụ thể, giá ngô giao tháng 3/2023 giảm 1 xu Mỹ (0,15%) xuống 6,785 USD/bushel. Giá lúa mì giao tháng 3/2023 tăng 18 xu Mỹ (2,33%) lên 7,92 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 3/2023 tăng gần 7,75 xu Mỹ (0,51%) lên 15,24 USD/bushel (1 bushel lúa mì/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Tính chung trong cả năm qua, giá lúa mì gần như đi ngang. Giá mặt hàng này tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng Ba, sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nguồn cung toàn cầu bị hạn chế.

Nhưng sự gia tăng hoạt động giao thương ở Biển Đen trong những tháng gần đây, nhờ hành lang vận chuyển từ Ukraine và vụ thu hoạch kỷ lục của Nga, đã làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung và “hạ nhiệt” giá lúa mì.

gao-3286.jpg

Giá gạo Ấn Độ tăng. Ảnh: AFP/TTXVN

Thị trường gạo châu Á

Quảng cáo

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ kéo dài đà tăng trong tuần này nhờ nhu cầu mạnh mẽ, trong khi giá gạo tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn 5 tháng nhờ việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19, dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ- nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới- được báo giá ở mức 375 USD đến 382 USD/tấn, tăng từ mức 374 USD-380 USD/tấn của tuần trước. Tuy nhiên, mức tăng đã bị hạn chế do nguồn cung tăng từ vụ mùa mới.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với mức giá tại cửa khẩu là 458 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 7 và cũng tăng so với mức 448-453 USD/tấn của một tuần trước đó.

Theo các thương nhân, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ động thái nới lỏng các hạn chế về dịch COVID-19 của Trung Quốc, điều này có thể thúc đẩy các chuyến hàng xuất khẩu mặt hàng chủ lực sang nước này.

Theo dữ liệu của Chính phủ công bố hôm 29/12, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 ước tính tăng 15,7% so với năm 2021, lên 7,22 triệu tấn. Xuất khẩu gạo tháng 12 của Việt Nam ước đạt 550.000 tấn, trị giá 283 triệu USD.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được niêm yết ở mức 452-465 USD/tấn vào cuối tuần này, mức cao nhất năm 2022, so với mức 452-460 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân cho biết giá xuất khẩu cao chủ yếu do đồng baht mạnh lên.

Tuy nhiên, một thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết giá nhìn chung không biến động do nông dân và các nhà máy giảm hoạt động trong dịp nghỉ lễ, đồng thời lưu ý rằng nguồn cung sẽ không phải là vấn đề để đáp ứng các nhu cầu mới.

153536-colombia-lap-quy-binh-on-gia-ca-phe-dau-tien-trong-lich-su-6246.jpg

Cà phê hạt tại Risaralda, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá cà phê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, giá cà phê Robusta tại thị trường London giao tháng 3/2023 giảm 25 USD/tấn ở mức 1.799 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 5/2023 giảm 28 USD/tấn ở mức 1.774 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 giảm 2,75 xu/lb, ở mức 167,3 xu/lb, còn loại giao tháng 5/2023 giảm 2,8 xu/lb, ở mức 166,95 xu/lb. (1lb=0,45 kg)

Trong phiên giao dịch ngày 30/12, giá cà phê trên cả 2 sàn cùng giảm. Đây là động thái cơ cấu lại danh mục hàng hóa của các quỹ đầu cơ trước thềm năm mới, trước áp lực tăng lãi suất và suy thoái kinh tế diện rộng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm tới.

Thông tin về số đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho thấy thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này làm giảm mối lo lắng của thị trường về các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của Fed vào năm 2023.

Số liệu việc làm cũng đã làm lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm. Ngoài ra, thị trường giao dịch yếu do các kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Tất cả những thông tin trên đã tác động dẫn tới đồng USD suy yếu.

Tuy nhiên giá cà phê đợt cuối năm nay lại không được hưởng lợi từ yếu tố tiền tệ. Bởi vì tồn kho cà phê trên hai sàn tiếp tục tăng cùng với kết quả kinh doanh tốt của Việt Nam năm 2022, níu giá trên sàn London.

Thông tin từ Tổng cục thống kê cho biết xuất khẩu cà phê Việt Nam cả năm 2022 ước đạt 1.72 triệu tấn, tăng 10,1% so với năm 2021. Thông tin này đã gây áp lực giảm lên giá cà phê Robusta.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu