Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tháng

Nhờ kỳ vọng nhu cầu gia tăng trong mùa Hè và lo ngại xung đột Trung Đông có thể lan rộng và làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong hai tháng.

Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong hai tháng
Giếng dầu ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong phiên giao dịch 2/7, giá dầu thế giới tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong hai tháng nhờ kỳ vọng nhu cầu gia tăng trong mùa Hè và lo ngại xung đột Trung Đông có thể lan rộng và làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu.

Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 1,60 USD (1,9%) lên 86,60 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,84 USD (2,3%) lên 83,38 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của giá dầu Brent kể từ ngày 30/4 phiên thứ ba liên tiếp và là mức cao nhất của dầu WTI kể từ ngày 26/4.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates nhận định giá năng lượng đang khởi đầu tuần mới với mức tăng mạnh mẽ nhờ lực đẩy từ căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông và kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong tháng này.

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cùng với các đồng minh, còn gọi là OPEC+, đã gia hạn hầu hết các chương trình cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025.

Việc cắt giảm sản lượng này khiến các nhà phân tích dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt trong quý 3 do nhu cầu vận tải và sử dụng điều hòa không khí trong mùa Hè.

Quảng cáo

Nhu cầu nhiên liệu tăng đã giúp giá các chế phẩm dầu của Mỹ tăng khoảng 3% trong phiên 1/7 với giá dầu diesel kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất trong 10 tuần và giá xăng kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất trong 8 tuần.

Hiện nay, giới đầu tư vẫn đang chờ đợi thêm tín hiệu về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất, với việc tập trung vào bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed và số liệu về thị trường lao động phi nông nghiệp của Mỹ.

Fed đã tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023 để kiềm chế lạm phát gia tăng.

Lãi suất cao hơn đã làm tăng chi phí đi vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về dầu.

 

 

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường dầu thế giới ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp, dù đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần do nhà đầu tư cân nhắc về nhu cầu nhiên liệu suy yếu của Mỹ và xu hướng chốt lời vào cuối quý.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu thế giới tăng nhẹ Giá dầu tăng cao do lo ngại gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu

Ngành hàng surimi sẽ sớm gia nhập CLB tỷ đô nếu các vướng mắc được tháo gỡ

Surimi được đánh giá là sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Mỗi năm surimi mang về từ 300 - 420 triệu USD, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt trên 1,3 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Cảng Cát Lái: 685 doanh nghiệp xuất nhập khẩu nợ 29 tỷ đồng phí sử dụng hạ tầng cảng biển

Tại cảng Cát Lái hiện có rất nhiều containers bị “rớt” chuyến tàu hàng xuất khẩu, do doanh nghiệp còn nợ phí hạ tầng cảng biển nên Cảng vụ đường thủy nội địa yêu cầu phong tỏa hàng hóa.

Tân Cảng Sài Gòn hành trình 35 năm vươn tầm thế giới Sếp Tân Cảng Sài Gòn làm Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á

Thương nhân Philippines tạm dừng nhận hàng chờ chính sách thuế mới dẫn đến tồn kho lớn, giao dịch yếu

Ngay khi Chính phủ Philippines thông qua quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%, hầu hết các thương nhân mua gạo từ Việt Nam đã tạm dừng nhận hàng để chờ chính sách giảm thuế mới. Hiện gạo thơm còn tồn nhiều tại các kho, giao dịch gạo thơm yếu.

Campuchia “muốn” chia thị phần với gạo Việt Nam tại Philippines: Riêng 1 điểm đã "không có cửa" Xuất khẩu gạo đóng vai trò chủ đạo trong thương mại song phương Việt Nam – Philippines

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 15%, gạo Việt sẽ được hưởng lợi

Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới và là khách hàng truyền thống số 1 của gạo Việt Nam vừa chấp thuận giảm thuế gạo từ 35% xuống còn 15%. Thuế giảm sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Thêm Myanmar và Philippines được áp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam Campuchia “muốn” chia thị phần với gạo Việt Nam tại Philippines: Riêng 1 điểm đã "không có cửa"