Giá dầu chạm đỉnh của 2 tháng

Giá dầu tăng khoảng 2% lên mức cao nhất hai tháng trong phiên giao dịch ngày 1/7, khi thị trường hy vọng nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng trong mùa Hè ở Bắc Bán cầu.

Giá dầu chạm đỉnh của 2 tháng
Giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

 Cùng với đó, tâm lý lo ngại rằng xung đột ở Trung Đông có thể lan rộng và làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu cũng là nhân tố nâng đỡ giá “vàng đen”.

Kết thúc phiên này, tại thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 1,60 USD, tương đương 1,9%, đạt 86,60 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ tăng 1,84 USD, tương đương 2,3%, lên 83,38 USD/thùng.

Đây phiên thứ ba liên tiếp giá dầu Brent đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 30/4 và cũng là phiên đóng cửa cao nhất của dầu WTI kể từ ngày 26/4.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho biết, thị trường năng lượng bắt đầu tuần mới một cách mạnh mẽ khi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ rủi ro địa chính trị ngày càng tăng liên quan đến cuộc xung đột Israel-Hezbollah và kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ cao hơn trong tháng này.

OPEC, cùng với các đồng minh của mình, được gọi là OPEC+, đã gia hạn hầu hết các chương trình cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025.

Việc cắt giảm sản lượng đó đã khiến các nhà phân tích dự báo nguồn cung dầu sẽ thiếu hụt trong quý III/2024, do hoạt động vận tải và nhu cầu về điều hòa không khí trong mùa Hè sẽ "ngốn" vào kho dự trữ nhiên liệu.

Quảng cáo

Nhu cầu nhiên liệu tăng đã giúp giá các sản phẩm dầu mỏ của Mỹ tăng khoảng 3% vào phiên 1/7, với giá dầu diesel giao kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất trong 10 tuần và giá xăng kỳ hạn đóng cửa ở mức cao nhất trong 8 tuần.

Ở biển Caribe, bão Beryl, một cơn bão lớn, dự kiến sẽ đi qua Jamaica vào ngày 3/7 và đổ bộ vào Bán đảo Yucatan ở Mexico vào ngày 5/7, trước khi đi vào Vịnh Campeche, trung tâm sản xuất dầu mỏ của Mexico.

Cho đến thời điểm này trong tuần, thị trường đã nhận được dữ liệu cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6/2024 do nhu cầu vẫn yếu, trong khi thước đo mức giá mà các nhà máy phải trả cho đầu vào giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, cho thấy lạm phát của Mỹ có thể tiếp tục lắng xuống.

Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm thêm dấu hiệu về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Thị trường trước tiên sẽ tập trung vào nhận định của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 2/7, sau đó là biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của ngân hàng trung ương vào ngày 3/7 và dữ liệu việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp (ngày 5/7).

Fed đã tăng lãi suất mạnh mẽ vào năm 2022 và 2023 để kiềm chế lạm phát gia tăng. Lãi suất cao hơn đã làm tăng chi phí đi vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu về dầu.

Ông Tony Sycamore, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính IG, cho biết hy vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất và những lo ngại chính trị gia tăng ở châu Âu cũng như căng thẳng giữa Israel-Hezbollah cũng góp phần nâng đỡ giá dầu.

 

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc