Giá dầu thế giới tăng khoảng 3% do căng thẳng leo thang ở Trung Đông

Nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu tại Kpler, ông Matt Smith, cho biết rủi ro địa chính trị vẫn là động lực chính hỗ trợ đà tăng của giá dầu thế giới gần đây.

Một giàn khoan dầu tại thị trấn al-Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu thế giới tăng gần 3% trong phiên 31/7 trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể lan rộng sau vụ ám sát thủ lĩnh của lực lượng Hamas ở Iran và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh.

Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2024 tăng 2,77 USD lên 80,84 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 3,18 USD, tương đương 4,26%, lên 77,91 USD/thùng, mức tăng lớn nhất tính theo ngày kể từ tháng 10/2023.

Tuy nhiên, dầu Brent đã kết thúc tháng 7/2024 với mức giảm gần 7%, còn dầu WTI giảm gần 4%.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn gấp ba lần mức giảm 1,1 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters. Dự trữ dầu của Mỹ đã giảm trong tuần thứ năm liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 1/2021.

Quảng cáo

Nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu tại Kpler, ông Matt Smith, cho biết rủi ro địa chính trị vẫn là động lực chính hỗ trợ đà tăng của giá dầu gần đây.

Trước đó trong phiên 30/7, giá dầu Brent và WTI đều giảm khoảng 1,4%, đóng cửa ở mức thấp nhất trong bảy tuần do hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza có thể làm dịu căng thẳng ở Trung Đông và những lo ngại về nguồn cung.

Căng thẳng tại khu vực sản xuất dầu mỏ này “nóng lên” sau tin tức cho biết thủ lĩnh của lực lượng Hamas Ismail Haniyeh đã bị ám sát tại Iran.

Chỉ số đồng USD giảm 0,4% cũng hỗ trợ thị trường dầu. Đồng USD yếu hơn có thể thúc đẩy nhu cầu dầu, khiến hàng hóa được giao dịch bằng đồng bạc xanh này rẻ hơn cho những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Tuy vậy, những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã hạn chế mức tăng của dầu. Và hoạt động sản xuất của các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cũng gây áp lực lên giá.

Các bộ trưởng hàng đầu của OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến của ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) vào ngày 1/8.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng