Giá dầu tăng vọt khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt

Dữ liệu lạm phát mới nhất đã khiến đồng USD hạ giá xuống mức thấp nhất tính từ tháng 4/2022, yếu tố này nhờ vậy hỗ trợ được cho giá dầu.

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu tăng hơn 1% lên ngưỡng cao nhất trong gần 3 tháng sau khi số liệu lạm phát Mỹ mới công bố cho thấy lãi suất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới lập đỉnh, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,25USD/thùng tương đương 1,6% lên 81,36USD/thùng trên thị trường London. Trong phiên, đã có lúc giá dầu chạm ngưỡng cao 81,57USD/thùng, cao nhất tính từ ngày 25/4/2023.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,14USD/thùng tương đương 1,5% lên 76,89USD/thùng. Trong phiên giá dầu có lúc lập ngưỡng cao 77,13USD/thùng, cao nhất tính từ ngày 26/4/2023.

Số liệu mới công bố vào ngày thứ Tư cho thấy chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 6/2023 tăng nhẹ và có tháng tăng thấp nhất trong hơn 2 năm khi mà lạm phát vẫn tiếp tục hạ nhiệt.

Dữ liệu mới nhất đã khiến đồng USD hạ giá xuống mức thấp nhất tính từ tháng 4/2022, yếu tố này nhờ vậy hỗ trợ được cho giá dầu, theo chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC ở New York – ông John Kildull.

Đồng USD yếu khiến cho dầu thô trở nên rẻ hơn đối với những nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nhận xét: “Chúng ta hiện đang có con số lạm phát rất thấp”. Thị trường đang dự báo về ít nhất một lần nâng lãi suất nữa. Lãi suất cao có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Trong vòng 2 tuần gần nhất, giá dầu đã tăng khoảng hơn 11%, chủ yếu do chịu ảnh hưởng từ các đợt cắt giảm nguồn cung từ nhóm nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới như Saudi Arabia hay Nga, theo chuyên gia phân tích cao cấp tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam.

Quảng cáo

Cấu trúc của hợp đồng dầu Brent tương lai cho thấy thị trường đang thiếu nguồn cung và rằng OPEC có thể sớm hành động để hỗ trợ thị trường.

Trên thị trường dầu Brent tương lai, giá của dầu Brent giao tháng 2/2024 cao hơn 2,64USD/thùng so với mức chốt phiên ngày thứ Tư. Vào thời điểm cuối tháng 6/2023, giá dầu giao hợp đồng gần nhất, mức chênh lệch này thấp hơn nhiều.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Năm dự báo nhu cầu dầu sẽ lập kỷ lục trong năm nay dù rằng hàng loạt các thách thức kinh tế và nâng lãi suất đồng nghĩa rằng mức tăng của nhu cầu dầu sẽ thấp hơn so với tính toán trước đó.

Báo cáo của OPEC công bố vào ngày thứ Năm cho thấy triển vọng nhu cầu dầu tích cực bất chấp các yếu tố thách thức về kinh tế. OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2023 đồng thời dự báo nhu cầu sẽ chỉ chững lại phần nào trong năm 2024, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ khiến cho nhu cầu nhiên liệu vẫn tăng mạnh.

Tại Trung Quốc, động lực tăng trưởng của kinh tế hậu đại dịch chững lại, xuất khẩu trong tháng trước suy giảm nhanh nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu 3 năm trước, theo Cục Thống kê Quốc gia công bố.

Số liệu về mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc chính thức khoảng 5% trong năm nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, con số 5% dường như vẫn quá tốt. Tuy nhiên, cũng phải xét đến thực tế rằng Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại ngăn dịch COVID-19 trong phần lớn thời gian của năm 2022, chính vì vậy hiệu ứng nền so sánh thấp.

Còn nếu loại bỏ đi yếu tố nói trên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng gần 3%, chỉ bằng nửa so với tốc độ trước đại dịch COVID-19, theo tính toán của Bloomberg Economics. Trong tháng 6/2023, lạm phát giá cả sản xuất tại các nhà máy giảm sâu không khỏi khiến nhiều người dự báo về rủi ro giảm phát, đó là vòng xoáy tệ hại gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế.

Năm nay từng được kỳ vọng là năm tốt của kinh tế Trung Quốc sau khi giới chức nước này gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa để ngăn đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và được nhiều người kỳ vọng sẽ mang đến “cú huých” quan trọng cho kinh tế toàn cầu, tuy nhiên sau đó, thực tế không được như kỳ vọng. Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trên toàn cầu, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Tiêu dùng người dân chững lại, thị trường bất động sản u ám, xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn ở ngưỡng cao, thất nghiệp trong thanh niên cao và nợ của chính quyền các tỉnh cao, đó là những vấn đề mà kinh tế Trung Quốc hiện đang đối mặt. Tác động của những yếu tố trên nhiều khả năng sẽ rõ ràng đối với nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, từ giá hàng hóa cho đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Giới chức Trung Quốc giờ đây cũng chưa thể đưa ra nhiều biện pháp rõ ràng nhằm giải quyết vấn đề. Không ít chuyên gia hiện đang lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc có thể hướng đến khoảng thời gian suy giảm tệ hại kéo dài giống kiểu Nhật suốt 3 thập kỷ vừa qua.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?