Giá dầu tăng mạnh nhờ vào những kỳ vọng từ việc Trung Quốc mở cửa

Đợt tăng của giá dầu lần này là một phần trong xu thế tâm lý chuộng rủi ro tăng lên từ quá trình mở cửa của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu tăng hơn 1% sau khi giới chức Trung Quốc công bố mở cửa biên giới đã giúp làm tích cực hơn triển vọng tiêu thụ nhiên liệu đồng thời nó làm át đi những nỗi lo về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đợt tăng của giá dầu lần này là một phần trong xu thế tâm lý chuộng rủi ro tăng lên từ quá trình mở cửa của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và những hy vọng vào khả năng các đợt nâng lãi suất nhẹ tay hơn sẽ giúp thị trường chứng khoán tăng điểm, đồng USD giảm giá.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,08USD/thùng tương đương 1,4% lên 79,65USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 86 cent tương đương 1,2% lên 74,63USD/thùng.

“Quá trình mở cửa dần dần của kinh tế Trung Quốc sẽ mang đến yếu tố hỗ trợ bổ sung quan trọng cho giá dầu”, chuyên gia môi giới dầu tại PVM – ông Tamas Varga nhận định.

Việc giá dầu tăng diễn ra sau khi giảm đến 8% vào tuần trước, đây là tuần giảm mạnh nhất của giá dầu tính từ đầu năm 2016.

Như một phần trong cuộc chiến chống lại COVID-19, giới chức Trung Quốc vào cuối tuần qua đã mở cửa biên giới lần đầu tiên trong 3 năm. Tại nội địa, các chuyên gia dự báo người Trung Quốc sẽ thực hiện ước tính khoảng 2 tỷ chuyến đi trong dịp Tết Nguyên đán, cao gần gấp đôi so với năm ngoái và đạt hơn 70% so với ngưỡng của năm 2019, chính quyền Bắc Kinh cho hay.

Trong những diễn biến liên quan, giới chức Trung Quốc mới đây đã công bố đợt nhập khẩu dầu thứ 3 của năm 2023, theo những nguồn tin được Reuters công bố, như vậy tổng nhập khẩu dầu đến thời điểm này của năm 2023 đã cao hơn đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù rằng giá dầu hồi phục trong phiên ngày thứ Hai, hiện vẫn đang xuất hiện những nỗi lo về khả năng việc người Trung Quốc đi lại nhiều có thể khiến cho tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh, cùng lúc đó những nỗi lo kinh tế vẫn tiếp tục tồn tại.

Quảng cáo

Những nỗi lo nói trên được phản ánh trong cấu trúc của thị trường dầu. Cả dầu Brent và dầu Mỹ ngắn hạn hiện đang được giao dịch ở mức thấp trong tháng tiếp theo, hiện tượng này trên thị trường dầu phản ánh tâm lý bi quan.

Trong khi đó, các hộ gia đình Mỹ dự báo nhiều hơn về khả năng lạm phát trong ngắn hạn tăng cao và đồng thời dự báo về khả năng chi tiêu sụt giảm khi mà họ dự báo về khả năng thu nhập của họ sẽ vẫn tăng, theo Fed tại New York công bố trong khảo sát kỳ vọng người tiêu dùng vào tháng 12/2022.

Fed công bố rằng cho đến nay, họ dự báo lạm phát sẽ ở mức khoảng 5% từ mức 5,2% của tháng 11/2022 và như vậy thấp nhất tính từ tháng 7/2021.

Chỉ số chứng khoán chính tại châu Á đang hướng đến trạng thái tăng điểm khi mà quá trình mở cửa của kinh tế Trung Quốc và đồng USD yếu giúp kéo nhà đầu tư trở lại thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày đầu tuần, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng khoảng 1,7% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, như vậy tính từ mức đáy vào ngày 24/10/2022, chỉ số đã tăng khoảng 20%. Các chỉ số chứng khoán tại Hồng Kông và Hàn Quốc tăng điểm kéo theo nhiều chỉ số trong khu vực tăng điểm, thị trường chứng khoán Nhật trong khi đó đóng cửa nghỉ lễ.

Diễn biến tăng điểm trong phiên gần nhất đánh dấu thay đổi bước ngoặt của chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương. Trước đó, chỉ số đã có lúc giảm đến 40% tính từ mức đỉnh vào đầu năm 2021 khi mà Trung Quốc kiên quyết duy trì chính sách không COVID-19 và các cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc kéo thị trường giảm điểm khi nhu cầu chip toàn cầu đi xuống. Các cổ phiếu của Trung Quốc vốn chiếm tỷ trọng cao tại thị trường châu Á đã đảo chiều sau khi chính quyền Trung Quốc phát đi thông điệp dịch chuyển khỏi chính sách kiểm soát COVID-19.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng 3,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng của chỉ số S&P 500. Vào năm ngoái, chỉ số này đã giảm khoảng 19% và như vậy có năm giảm điểm tệ hại nhất tính từ năm 2008.

Chiến lược gia cao cấp tại quỹ Saxo Capital Markets, ông Charu Chanana, nhận xét: “Quá trình tăng điểm diễn ra nhanh và mạnh, chính vì vậy cũng hoàn toàn tự nhiên khi mà có những hoạt động chốt lời xảy ra. Hiện đang có những rủi ro nhất định, ví như việc BOJ thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ sang hướng thắt chặt và tình hình lợi nhuận doanh nghiệp có những khó khăn. Tuy nhiên vẫn còn dư địa để các thị trường châu Á tăng điểm mạnh hơn so với thị trường toàn cầu trong năm 2023”.

Thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đã có khởi đầu năm 2023 đầy ấn tượng sau khi mắc kẹt trong xu thế suy giảm trong phần lớn của năm ngoái trong những nỗi lo về khả năng các biện pháp kiểm soát virus gây ra nhiều ảnh hưởng kinh tế. Rủi ro về quy định và thêm các biện pháp hỗ trợ để khôi phục lại thị trường bất động sản đã mang đến cú huých quan trọng cho thị trường, giúp kéo thị trường châu Á lên điểm.

Chỉ số của cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông tăng 1,7% tính đến đầu phiên chiều, và tính từ đầu năm đến nay chỉ số đã tăng được hơn 8%. Cổ phiếu Alibaba Group Holding kéo cổ phiếu công nghệ tăng điểm sau khi một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết sẽ chấm dứt các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh