Giá dầu thô tăng sau khi dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng thấp hơn so với kỳ vọng, trái ngược với triển vọng u ám mà Saudi Arabia từng tính toán khi hạ giá dầu.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,1% và đóng cửa trên mốc 73USD/thùng sau khi biến động trong ngưỡng 2USD. Sản lượng dầu và các sản phẩm dầu xuất khẩu của Mỹ tăng 1,33 triệu thùng trong tuần trước, như vậy dự trữ tồn kho vẫn tiếp tục tăng, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Nhà đầu tư coi đây như những dấu hiệu cho thấy rằng nhu cầu toàn cầu với các sản phẩm của Mỹ vẫn ở mức cao bất chấp những lo lắng rằng việc Trung Quốc chật vật với COVID-19 đang cản trở đà phục hồi của kinh tế nước này.
“Xuất khẩu cao hơn cũng là lý do cho phản ứng tích cực này”, chuyên gia quản lý quỹ tại Tortoise Capital Advisors - ông Rob Thummel phân tích.
Trước đó, giá dầu thô đã mất đà tăng phần nào sau khi doanh nghiệp kinh doanh dầu nhà nước Saudi Aramco giảm giá bán dầu thô sang châu Á và châu Âu, dấu hiệu mà thị trường coi như nhu cầu vẫn đang ở mức yếu.
Trung Quốc và Ấn Độ đang tận dụng lợi thế giá dầu Nga giảm và nhiều nhà cung cấp Trung Đông đang điều hướng hoạt động cung cấp năng lượng của họ sang châu Âu trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây với nhiên liệu hóa thạch của Nga đang đẩy nhanh sự dịch chuyển trong dòng chảy năng lượng toàn cầu.
Nga hiện đang giảm giá bán dầu cho những khách hàng lớn nhất tại châu Á trong nỗ lực duy trì thị phần sau khi cấm việc bán dầu và các sản phẩm xăng dầu cho những nước áp dụng cơ chế trần giá cả. Quy định này cấm việc vận chuyển, tài trợ vốn hoặc bảo hiểm cho dầu thô của Nga vận chuyển trên biển trừ khi nó được bán dưới giá 60USD/thùng hoặc thấp hơn, ngưỡng trừng phạt từng được áp dụng sau khi căng thẳng Nga - Ukraine thực sự leo thang
Trong khi đó, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và nhiều nước xuất khẩu năng lượng lớn ở Trung Đông đang chuyển sự tập trung khỏi các thị trường truyền thống ở châu Á và bán hàng với giá cao hơn cho các nước châu Âu hiện đang cố gắng đảm bảo duy trì các yêu cầu trong ngành năng lượng của họ.
Các mối quan hệ thương mại năng lượng lâu năm đang đương đầu với khả năng chịu sự gián đoạn bởi chính phủ các nước trên toàn cầu đang cố gắng mua gom đủ nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo phục vụ cho hoạt động đốt nóng, nguồn cung điện trong các nhà máy và duy trì ổn định kinh tế trong vài năm tới. Việc vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến các liên minh địa chính trị khi mà chính phủ các nước cố gắng củng cố quan hệ để giúp củng cố cho liên minh năng lượng của họ.
Moscow hiện đang cố gắng giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt bằng việc hạ giá bán dầu và giành thêm thị phần tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này cho đến nay chưa hợp tác với phương Tây trong việc áp giá trần với dầu Nga. Tính từ cuối tháng 11/2022, Nga đã không ngừng bán sản phẩm dầu Urals của Nga với mức thấp hơn khoảng 17USD so với giá trần, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).