Giá dầu tăng mạnh bởi dự báo nhu cầu Trung Quốc lên cao

Các chuyên gia phân tích dự đoán nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ lập kỷ lục trong năm 2023 bởi nhu cầu nhiên liệu đi lại tăng cao, và cũng bởi nhiều nhà máy lọc dầu hoạt động trở lại.

Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai nhờ vào những lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc cũng như những biện pháp hạn chế sản xuất bởi nhiều nước sản xuất dầu lớn trên thế giới cũng như việc Nga đang tính đến các biện pháp kiềm chế sản lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 3/2023 tăng 1,07USD/thùng tương đương 1,3% lên 84,07USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao cùng kỳ hạn tăng 85 cent tương đương 1,1% lên 77,19USD/thùng.

Khối lượng giao dịch trên các sàn của Mỹ khá hạn chế trong phiên ngày thứ Hai bởi nước Mỹ nghỉ ngày Tổng thống.

Cả hai loại giá dầu thô giảm 2USD trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước và tính cả tuần giảm khoảng 4% sau khi Mỹ công bố dự trữ dầu thô và xăng tăng cao hơn.

Các chuyên gia phân tích dự đoán nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ lập kỷ lục trong năm 2023 bởi nhu cầu nhiên liệu đi lại tăng cao, và cũng bởi nhiều nhà máy lọc dầu hoạt động trở lại.

“Những yếu tố lạc quan liên quan đến Trung Quốc ngày hôm nay có thể sẽ ảnh hưởng đến diễn biến giá dầu thô, Trung Quốc rất quan trọng với thị trường dầu thô thế giới trong vai trò nhà nhập khẩu lớn nhất và đồng thời đang phục hồi tính từ sau COVID-19”, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam phân tích.

Israel lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô, lô dầu đầu tiên được xuất đến châu Âu, lô hàng đầu tiên đến châu Âu từ giếng dầu Karish của Israel, theo thông báo mới nhất vào ngày thứ Ba của công ty khí đốt Hy Lạp có tên Energean.

Quảng cáo

Công ty có trụ sở tại London và niêm yết trên thị trường chứng khoán Tel Aviz hiện đang chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất tại mỏ khí đốt Karish và Tanin thuộc hải phận của Israel ở khu vực Địa Trung Hải.

Theo Times of Israel công bố vào ngày thứ Ba, công ty Energean công bố đợt xuất khẩu dầu thô đầu tiên của Israel diễn ra tại mỏ dầu Karish. Israel như vậy đã xuất khẩu sang thị trường toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử sản xuất dầu và khí đốt của nước này.

“Diễn biến mới nhất sẽ tạo ra dòng doanh thu mới. Lô vận chuyển dầu lần này được bán như một phần trong thỏa thuận tiếp thị hàng hóa với Vitol, nó đưa nguồn năng lượng từ khu vực Đông Địa Trung Hải sang châu Âu”, đại diện doanh nghiệp công bố thêm.

Từ cuối tháng 10/2022, công ty Energean đã được “bật đèn xanh” để bắt đầu hoạt động sản xuất tại Karish, chỉ một ngày trước khi Israel và Lebanon ký thỏa thuận chấm dứt các tranh chấp liên quan đến mỏ khí đốt này.

Giếng Karish và Tanin có trữ lượng khoảng 75 tỷ mét khối khí đốt. Ước tính khoảng 12 tỷ mét khối khí đốt được tiêu thụ mỗi năm tại Israel.

Vào tháng 6/2022, Israel ký kết thỏa thuận mới với Cairo và Liên minh châu Âu (EU) nhằm xuất khẩu khí đốt sang khối này thông qua kênh Ai Cập khi mà nhu cầu với các sản phẩm khí đốt xuất khẩu tăng lên.

Cũng theo Energean, công ty này sẽ tập trung vào khí đốt, hoạt động sản xuất khí đốt tại Israel sẽ ở trung tâm trong vai trò dịch chuyển năng lượng của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty hiện đang rất cao trên toàn cầu, theo phân tích của giám đốc thương mại tại Energean – ông Nick Witney.

Trên thị trường năng lượng thế giới, những nỗi lo về nguồn cung tạm thời thuyên giảm khi mà hoạt động cung cấp dầu qua cảng Ceyhan được nối lại từ ngày thứ Hai, đây là chuyến đầu tiên tính từ thảm họa động đất trong khu vực vào ngày 6/2/2023.

Cảng Ceyhan là trung tâm dự trữ và vận chuyển dầu từ Azerbaijan và Iraq.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro