Giá dầu khép lại 6 tuần tăng liên tiếp bởi loạt quyết định cắt giảm sản lượng

Vào ngày thứ Năm, Saudi Arabia đã kéo dài quyết định cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối tháng 9/2023.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu tăng hơn 1USD/thùng và như vậy ghi nhận 6 tuần tăng liên tiếp sau khi các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới bao gồm Saudi Arabia và Nga kéo dài các quyết định cắt giảm sản lượng cho đến tháng 9/2023, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,10USD/thùng tương đương 1,3% lên 86,24USD/thùng trên thị trường London.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,27USD/thùng tương đương 1,6% lên 82,82USD/thùng. Cả hai loại giá dầu trong ngày thứ Sáu chạm ngưỡng cao nhất tính từ giữa tháng 4/2023.

Vào ngày thứ Năm, Saudi Arabia đã kéo dài quyết định cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối tháng 9/2023, như vậy để ngỏ cửa cho khả năng sẽ tiếp tục có thêm các đợt cắt giảm sản lượng mới. Nga hiện tại cũng đã công bố giảm xuất khẩu dầu ước tính khoảng 300.000 thùng/ngày từ tháng sau.

“Khi mà các biện pháp cắt giảm sản lượng được áp dụng, chúng tôi dự báo về khả năng nguồn cung thị trường thâm hụt ước tính khoảng 1,5 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 9/2023, trước đó nguồn cung thâm hụt ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 7 và tháng 8/2023”, các chuyên gia ngân hàng UBS nhấn mạnh trong nghiên cứu.

Nhìn từ góc độ nhu cầu, tiêu thụ dầu toàn cầu được dự báo tăng ước tính khoảng 2,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak công bố vào ngày thứ Sáu sau cuộc họp bộ trưởng của nhóm các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và liên minh (OPEC+).

Sau cuộc họp, không có quyết định nào mới về sản lượng được đưa ra. Ủy ban nhấn mạnh rằng sẽ cần thêm các biện pháp bổ sung, điều đó đồng nghĩa có thể sẽ có thêm các biện pháp cắt giảm sản lượng nếu điều kiện thị trường xấu đi, UBS nhấn mạnh.

Quảng cáo

UBS cho biết ngân hàng này dự báo giá dầu Brent sẽ giao dịch trong ngưỡng từ 85 đến 90USD/thùng trong khoảng thời gian vài tháng tới.

Vào đầu ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm kỷ lục khoảng 17 triệu thùng trong tuần trước khi mà xuất khẩu và sản lượng dầu thô tăng mạnh trong mùa đi lại cao điểm vừa qua.

Một yếu tố khác gây áp lực lên giá dầu chính là số liệu về thị trường việc làm. Kinh tế Mỹ duy trì tốc độ tăng trưởng việc làm tốt trong tháng 7/2023, tuy nhiên tăng trưởng mức lương cao và tỷ lệ thất nghiệp giảm cho thấy nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục ở ngưỡng cao.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh trong khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 7/2023 xấu đi nhiều hơn so với kỳ vọng, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 15 năm vào ngày thứ Năm.

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) vào ngày thứ Năm đã nâng lãi suất cơ bản đồng bảng Anh lần thứ 14 liên tiếp và cho biết sẽ có thể hành động tương tự để kiềm chế lạm phát tăng nóng nhất trong nhiều năm, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

BOE mới đây đã nâng lãi suất chủ chốt đồng bảng Anh lên ngưỡng từ 5,25% lên 5%, lãi suất cơ bản đồng bảng Anh hiện cao nhất tính từ tháng 2/2008. Động thái này cũng hoàn toàn tương xứng với động thái gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Cũng giống như Mỹ, kinh tế Anh đã khá vững vàng trong năm vừa qua, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái sau khi giá thực phẩm và năng lượng giảm mạnh sau khi Nga và Ukraine căng thẳng. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo chi phí lãi vay quá cao sẽ có thể đẩy kinh tế Anh vào suy thoái.

BOE bắt đầu nâng lãi suất chủ chốt từ trước khi Fed và ECB hành động, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tại Anh đã giảm nhanh hơn so với Mỹ và châu Âu. Tháng 6/2023, chỉ số giá tiêu dùng tại Anh tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước so với mức 5,5% tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và 3% tại Mỹ.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4