G7 tiếp tục tìm cách hạn chế nguồn thu từ dầu của Nga

Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) tiếp tục tìm cách hạn chế nguồn thu khổng lồ của Nga từ bán dầu mỏ, trong đó xem xét lệnh cấm tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu Nga.

Theo trang oilprice.com, thông tin trên được các ngoại trưởng G7 đưa ra ngày 2/8.

Trong nhiều tuần qua, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ và đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã nghiên cứu về ý tưởng áp giá trần đối với dầu của Nga. Các ngoại trưởng cho biết những nỗ lực này vẫn tiếp tục được tính tới.

Trong một tuyên bố, các ngoại trưởng G7 nêu rõ: “Khi loại bỏ dần năng lượng Nga khỏi thị trường nội địa, chúng tôi sẽ tìm cách phát triển các giải pháp làm giảm doanh thu của Nga từ dầu, hỗ trợ ổn định trên thị trường năng lượng toàn cầu và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế, đặc biệt là đối với các nước thu nhập thấp và trung bình”.

Quảng cáo

Các ngoại trưởng G7 cho biết họ vẫn cam kết xem xét một loạt phương pháp tiếp cận, trong đó có các phương án cấm toàn diện tất cả các dịch vụ liên quan tới quá trình vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu, trừ khi giá dầu Nga bằng hoặc thấp hơn mức giá mà các đối tác quốc tế thống nhất.

Chính quyền Mỹ đã tìm cách để có càng nhiều người mua dầu đồng ý với kế hoạch áp trần giá dầu Nga càng tốt. Mỹ cũng đang trao đổi với Ấn Độ và Trung Quốc về khả năng tham gia cơ chế giới hạn giá dầu Nga.

Theo một quan chức G7, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thích ý tưởng giới hạn giá vì điều này sẽ làm giảm hóa đơn nhập khẩu năng lượng.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu của Nga dường như đã ổn định. Theo dữ liệu Bloomberg công bố ngày 1/8, lượng dầu Nga xuất khẩu hàng ngày giảm 500.000 thùng so với mức đỉnh đạt được trước xung đột ở Ukraine.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới