G20 công bố quỹ ứng phó với đại dịch toàn cầu trị giá 1,4 tỷ USD

Bộ trưởng Y tế và Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 13/11 đã công bố một quỹ tài chính trị giá 1,4 tỷ USD để đối phó với đại dịch toàn cầu trong tương lai.

Đây được coi là một trong những kết quả sớm của Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra trong các ngày 15 - 16/11 tại các khu nghỉ dưỡng ở vùng Nusa Dua, miền Nam đảo Bali, Indonesia.

Tuy nhiên, Tổng thống nước chủ nhà ông Joko Widodo lại cho rằng con số này là chưa đủ.

Thông tin về quỹ tài chính 1,4 tỷ USD được đưa ra tại một cuộc họp báo hôm 13/11 do Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trì. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass là hai nhà lãnh đạo công bố quyết định thành lập quỹ.

Tổng thống Widodo nói: "G20 đồng ý xây dựng một quỹ ứng phó đại dịch để ngăn chặn và chuẩn bị cho những tình huống xấu. Nhà tài trợ sẽ là các thành viên trong và ngoài G20, cũng như các tổ chức từ thiện, đã đóng góp vào quỹ. Mặc dù vậy, quỹ này là chưa đủ".

Theo ông Widodo, số tiền cần thiết để giải quyết một đại dịch toàn cầu tiếp theo là 31 tỷ USD. Do đó, "chúng ta cần đảm bảo khả năng phục hồi của cộng đồng khi đối mặt với đại dịch. Đại dịch (trong tương lai) sẽ không còn có thể cướp đi sinh mạng con người và phá hủy các khớp nối của kinh tế toàn cầu".

Mỹ đã đóng góp 450 triệu USD cho quỹ này, tương đương 1/3 tổng giá trị của quỹ. Bộ trưởng Tài chính nước này Janet Yellen cho biết việc thành lập quỹ chung là một ví dụ về những gì G20 có thể làm để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Quảng cáo

Bà nói: "Tôi tự hào về những gì chúng tôi đã đạt được. Tôi nghĩ những bước đi đã được thực hiện trong năm nay sẽ giúp đưa ra tầm nhìn về một kiến trúc y tế toàn cầu lành mạnh hơn và có khả năng đáp ứng tốt hơn".

Các nhà tài trợ khác của quỹ bao gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Canada, Australia và Nhật Bản.

covid-19-09112022-9837.jpg

Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 17/5/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Malpass cho biết: "Chúng ta (G20) nhóm họp vào thời điểm có nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra cùng một lúc... Do đó, quỹ chuyên dụng mới này là một công cụ quan trọng sẽ hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu tiếp theo". Theo ông, "quỹ vì đại dịch có thể giúp thế giới an toàn hơn".

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 12/11 cho biết, Saudi Arabia dự kiến sẽ đóng góp vào quỹ, nhưng Bộ trưởng không nêu rõ cụ thể là bao nhiêu.

Thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra mà không có sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, do đó giới quan sát cho rằng Hội nghị sẽ không đạt được nhiều tiến triển liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ