Fed và định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đã không nâng lãi suất trong lần họp mới đây bởi lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Trong cuộc họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ vào tháng 6/2023, gần như phần lớn các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi thông điệp rằng việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên ở tốc độ chậm hơn so với mức tăng của lãi suất vốn đã phổ biến từ đầu năm 2022, theo biên bản cuộc họp vào ngày thứ Tư.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Mỹ đã không nâng lãi suất trong lần họp mới đây bởi lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế dù rằng phần lớn các thành viên nghĩ rằng sẽ vẫn còn thêm các đợt điều chỉnh lãi suất khác.

Nói đến hiệu ứng độ trễ của chính sách và nhiều mối lo khác, họ nhìn thấy dư địa để có thể không cần nâng lãi suất trong tháng 6/2023 sau 10 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp.

Theo giới chức quản lý Mỹ, việc không thay đổi lãi suất mục tiêu ở cuộc họp lần vừa rồi sẽ giúp họ có thêm thời gian nhằm đánh giá diễn biến của nền kinh tế dưới tác động của những lần điều chỉnh lãi suất trước đây, đồng thời là cân đối với mục tiêu tối đa hóa việc làm cũng như ổn định giá cả.

Nhiều thành viên thuộc Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) đã thể hiện quan điểm băn khoăn về nhiều vấn đề.

Họ nói rằng việc hãm phanh chính sách tiền tệ sẽ giúp cho FOMC có thêm thời gian đánh giá tác động của những lần nâng lãi suất. Lãi suất cơ bản đồng USD hiện ở mức khoảng 5 điểm phần trăm, ngưỡng cao nhất tính từ đầu thập niên 1980.

“Kinh tế hiện đang đương đầu với những thách thức từ điều kiện tín dụng thắt chặt, trong đó phải nói đến lãi suất cao của các hộ gia đình và doanh nghiệp, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, tuyển dụng và lạm phát dù rằng mức độ ảnh hưởng chưa rõ ràng”, biên bản cuộc họp nhấn mạnh.

Quảng cáo

Quyết định chính sách tiền tệ nhận được đồng thuận bởi xét đến ảnh hưởng dồn tích từ chính sách tiền tệ và độ trễ của nó lên hoạt động kinh tế và lạm phát.

Thị trường không phản ứng nhiều sau công bố thông tin mới nhất. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm khoảng 120 điểm trong giờ giao dịch cuối, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng mạnh.

Biên bản nhấn mạnh đến việc đã có một số yếu tố không đồng thuận giữa các thành viên. Theo biên bản công bố sau phiên họp ngày 13 và 14/6/2023, tất cả ngoại trừ 2 trong 18 thành viên cho biết rằng việc có thêm một lần nâng lãi suất sẽ là hoàn toàn phù hợp trong năm nay, 12 thành viên cũng kỳ vọng sẽ có thêm ít nhất 2 lần nâng lãi suất nữa.

“Các thành viên FOMC dự báo về khả năng điều chỉnh lãi suất 25 điểm cơ bản nói đến việc thị trường việc làm vẫn đang thiếu nhân lực, động lực của nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn so với kỳ vọng và hiện có quá ít dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát sẽ trở lại ngưỡng mục tiêu 2% của Fed”, biên bản cuộc họp cho hay.

Thậm chí trong số những thành viên ủng hộ việc thắt chặt chính sách, hiện đang có quan điểm cho thấy rằng tốc độ nâng lãi suất, trong đó có tính đến 4 lần liên tiếp nâng 0,75 điểm phần trăm tại nhiều cuộc họp khác nhau, sẽ gây tranh cãi.

“Nhiều quan chức nhấn mạnh rằng sau khi siết chặt chính sách tiền tệ vào năm ngoái, ủy ban đã hãm tốc độ siết chặt chính sách và điều chỉnh chính sách hơn nữa nhằm có thêm thời gian đánh giá tác động chính sách và hàm ý với định hướng sau này”, biên bản cuộc họp nhấn mạnh.

Từ cuộc họp đó đến nay, các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn giữ nguyên quan điểm rằng họ không muốn từ bỏ quá nhanh chóng trong cuộc chiến chống lạm phát.

Trong tuyên bố trước Quốc hội Mỹ chỉ một tuần sau cuộc họp bàn chính sách vào ngày 13 và 14/6/2023, chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng sẽ còn mất nhiều thời gian mới có thể đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu 2% của Fed.

Ông đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự thống nhất tương đối trong nhóm 18 quan chức thuộc FOMC, phần lớn các quan chức tin rằng lãi suất cần phải tiếp tục tăng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên