Doanh nghiệp ngành điều đứng trước nguy cơ "thua đau" trên sân nhà

Suốt thời gian dài, hạt điều Việt Nam luôn duy trì vị trí nước xuất khẩu điều nhân số 1 trên toàn cầu, tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động. Song, vị thế này đang có nguy cơ bị mất đi nếu các ngành chức năng không sớm có giải pháp.

Tại Hội nghị giao ban giữa lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hội – Hiệp hội Doanh nghiệp lần thứ I diễn ra tại TP.HCM mới đây, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã nêu lên khó khăn thách thức mà ngành này đang gặp phải, có thể dẫn đến nguy cơ ngành hàng tỷ đô mất vị thế là nước cung cấp nhân điều số 1 trên toàn cầu.

Theo ông Phó chủ tịch Thường trực Vinacas, dù nhiều năm qua Việt Nam luôn dẫn đầu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị điều toàn cầu, nhưng vị thế đó đang bị lung lay do ngành điều gặp phải các khó khăn, vướng mắc.

Điển hình như ở châu Âu và Mỹ ngày càng siết chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; Trung Quốc quy định chặt chẽ và thực thi nghiêm các quy định nhập khẩu nông sản, thực phẩm qua biên giới. Tranh chấp thương mại khá nhiều, trong đó phần lớn nằm ở khâu nhập khẩu điều thô về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.

“Trong bối cảnh đó, nhập khẩu điều nhân vào Việt Nam ngày càng tăng mà không kèm theo biện pháp bảo hộ nào dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng, khiến vị thế dẫn đầu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị điều toàn cầu của ngành đang bị lung lay, bị đe dọa và chắc chắn sẽ xảy ra nếu không thay đổi và ngăn chặn xu thế này ngay từ bây giờ”, Phó chủ tịch Thường trực Vinacas nói.

Để làm rõ thêm cho nhận định trên, ông Khánh Nhựt dẫn số liệu cho biết, trong năm 2022, điều nhân nhập khẩu 78.583 tấn, tương đương 350.000 tấn hạt điều thô - lớn hơn tổng sản lượng điều thô do Việt Nam sản xuất trong một năm. Riêng lượng điều nhân nhập khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 hơn 10.158 tấn, tương đương 44.000 tấn điều thô.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu điều nhân phần lớn do doanh nghiệp FDI làm đầu mối thực hiện nên lợi nhuận chủ yếu tập trung vào họ và để tận dụng ưu đãi của các nước châu Phi đối với công nghiệp chế biến điều, các doanh nghiệp FDI đã đầu tư xây dựng nhà chế biến tại đây, sau đó chuyển điều nhân giá rẻ về Việt Nam chế biến đơn giản rồi xuất khẩu.

Đáng chú ý, bên cạnh việc tăng thu hút đầu tư, các nước châu Phi còn quy định và giám sát chặt giá xuất khẩu điều thô, áp mức thuế xuất cao nhưng với nhân điều thì miễn thuế. Trong khi đó, điều thô và điều nhân khi nhập vào Việt Nam để chế biến xuất khẩu đều được Chính phủ Việt Nam miễn thuế.

Quảng cáo

Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu chế biến trong nước, châu Phi sẽ chặn dần nguồn nguyên liệu điều thô của các nhà máy Việt Nam, khiến các nhà máy nhỏ và vừa phá sản, sau đó vươn lên nắm vững công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng và chiếm dần thị trường điều nhân thế giới, bóp nghẹt ngành chế biến điều Việt Nam trong tương lai không xa.

Sự khác biệt về chính sách của hai nước dẫn đến sự bất bình đẳng trong thương mại, tạo điều kiện nhân điều từ châu Phi nhập vào Việt Nam ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển toàn ngành điều.

"Các loại nhân điều nhập về hầu hết có chất lượng thấp, khi xuất đi sẽ làm giảm chất lượng chung của ngành điều, làm mất dần uy tín, thị phần điều Việt Nam trên thị trường quốc tế, làm mất đi một "Thương hiệu Quốc gia" được dày công xây dựng trong bao nhiêu năm qua", Phó củ tịch Vinacas bức xúc nói.

1681963391515-5143.png

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch Thường trực Vinacas

Chia sẻ quan điểm với Phó chủ tịch Thương trực Vinacas, giám đốc một công ty xuất khẩu nhân điều lớn (không muốn nêu tên) cho rằng, cần làm rõ khái niệm về nhập khẩu nhân điều khác với nhập khẩu nguyên liệu thô.

Do kỹ thuật của các nhà máy cũng như tay nghề công nhân bên châu Phi kém, không bóc sạch vỏ được nên giá bán nhân điều khá rẻ. Việc này dẫn đến cạnh tranh không công bằng giữa các nhà máy.

“Trong khi Việt Nam còn đang tranh luận về vấn đề này thì tại Ấn Độ, vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu hạt điều, chính phủ nước này đã cấm nhập khẩu hạt điều chất lượng thấp từ lâu rồi ”, doanh nghiệp này nói.

Theo Laodongcongdoan.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 3 con số.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng

Indonesia đấu thầu mua 320.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu sẽ tăng

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa phát thư mời đấu thầu quốc tế mua 320.000 tấn gạo loại 5% tấm. Gói thầu này diễn ra khi lúa Hè Thu đang thu hoạch rộ, tạo động lực cho giá lúa gạo tăng trở lại sau thời gian sụt giảm do thị trường gạo xuất khẩu trầm lắng.

Thị trường trầm lắng kéo giá gạo xuất khẩu xuống thấp hơn giá Lộc Trời bỏ thầu Bulog

Giá dầu thế giới giảm phiên thứ hai liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong 1 tháng

Giá dầu Brent Biển Bắc giảm 23 xu (0,3%) xuống 82,40 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 11/6; giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 35 xu xuống 79,78 USD/thùng, cũng ở mức thấp của một tháng.

Giá dầu biến động liên tục khi nhà đầu tư phân vân trước tín hiệu trái chiều Giá dầu thế giới giảm hai tuần liên tiếp do lo ngại nhu cầu của Trung Quốc

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng

Sắc lệnh EO 62 chính thức áp dụng vào ngày 05/7, thúc đẩy thương nhân Philippines tăng nhận hàng từ Việt Nam, giúp xuất khẩu gạo nửa đầu tháng 7 tăng lên gần 3 nghìn tấn. Dự kiến, hết tháng này lượng gạo xuất khẩu sẽ còn tăng thêm.

Thương nhân Philippines tạm dừng nhận hàng chờ chính sách thuế mới dẫn đến tồn kho lớn, giao dịch yếu Bộ Nông Nghiệp Philippines mong muốn hợp tác hiệu quả với Tân Long Group

Giá dầu thế giới giảm hai tuần liên tiếp do lo ngại nhu cầu của Trung Quốc

Chuyên gia cho rằng lo ngại ngày càng nhiều về nhu cầu của Trung Quốc đang gây sức ép lên thị trường, sau khi loạt số liệu được công bố đầu tuần này cho thấy triển vọng nhu cầu yếu đi.

Giá dầu thế giới giảm trước những lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc Giá dầu tăng 2% do dự trữ dầu của Mỹ giảm, đồng USD yếu

Giá bình quân xuất khẩu nhân điều đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022

Giá bình quân xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong tháng 6 đạt mức 6.008 USD/tấn, tăng gần 10% so với tháng trước và tăng gần 5% so với tháng 6/2023. Đây là mức giá bình quân xuất khẩu nhân điều cao nhất kể từ tháng 9/2022.

Kim ngạch xuất khẩu điều năm 2023 dự báo đạt 3,05 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra