Đi ngược khu vực, thị trường vẫn khiến nhà đầu tư lo lắng

Đà giảm của các cổ phiếu lớn về cuối phiên khiến thị trường chứng khoán Việt Nam không thể giữ sắc xanh như nhiều chỉ số châu Á.

Đi ngược khu vực, thị trường vẫn khiến nhà đầu tư lo lắng

Định vị thị trường

Các thị trường chứng khoán ghi nhận sắc xanh xuất hiện ở phần lớn các chỉ số như KOSPI (+0,71%), STI (+0,25%), SET (+0,41%), KLSE (+0,48%), NIKKEI 225 (+0,65%).

Tuy nhiên, VN-Index không giữ được đà tăng của 2 phiên trước. Thay vào đó, chỉ số chịu sức ép từ nhiều Bluechips, đi ngược xu hướng chung.

Chất xúc tác

Về mặt thanh khoản, thị trường đã mất đà về dòng tiền khi khớp lệnh của HOSE sụt hơn 11% xuống 734,83 triệu đơn vị. Qua đó, HOSE đã có 5 phiên liên tiếp có khớp lệnh ở dưới mức bình quân 20 phiên.

Nguồn Fiintrade.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với quy mô dao động quanh 500 tỷ. Cụ thể, khối này rút ròng khoảng 515 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu FPT (-295 tỷ đồng), TPB (-129 tỷ đồng), DBC (-55,4 tỷ đồng), HCM (-43,6 tỷ đồng) trong khi giải ngân vào VRE (+150 tỷ đồng), BID (+47,65 tỷ đồng), STB (+39,5 tỷ đồng).

Quảng cáo

Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quay lại bơm ròng 3.507,28 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 83.428,65 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố; không có tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Vận động thị trường

Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam khá thuận theo khu vực trong phiên sáng. Tuy nhiên, trong phiên chiều, áp lực đã xuất hiện nhiều hơn khi các mã Ngân hàng LPB (-1,6%), CTG (-1,3%), SSB (-1,3%), SHB (-1,2%), MBB (-0,8%), VPB (-0,8%), ACB (-0,6%), VCB (-0,6%), VIB (-0,5%) đồng loạt chịu sức ép về cuối phiên.

Trong khi đó, nhóm Vingroup cũng không còn duy trì được đà tăng khi VIC (+0,2%), VHM (0%), VRE (+0,8%) chỉ giao dịch lình xình.

Cổ phiếu tăng tốt nhất trong VN30 lại HPG (+1,3%) nhưng lực mua lên là chưa đủ quyết liệt. Sự chú ý của nhà đầu tư tới nhóm cổ phiếu Thép đã giúp cho SMC, TLH tăng trần tuy nhiên NKG (0%), HSG (+0,6%) đều tăng không đáng kể.

Nhóm cổ phiếu Chứng khoán cho thấy sự nhạy cảm cao nhất với định hướng của các Bluechips. Các mã CTS, FTS, BSI, DSE giảm trên 2% trong khi ORS lại bị bán mạnh khiến giá giảm 6%.

Trong khi đó nhóm Bất động sản tăng rải rác với các mã HHS (+4,7%), SJS (+4,1%), TCH (+2,2%), IJC (+1,1%). Chốt phiên, VN-Index giảm 5,83 điểm xuống 1.326,09 điểm (-0,44%). Thanh khoản sàn đạt 834,63 triệu đơn vị, tương đương 18.789 tỷ đồng.

Còn 2 sàn còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ. HNX-Index giảm 1,32% xuống 241,33 điểm với thanh khoản đạt 1.272,4 tỷ đồng, tương đương 72,44 triệu đơn vị. Còn UPCoM-Index giảm 0,32% xuống 98,85 điểm với thanh khoản đạt 533,9 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng