Mối bận tâm hàng đầu của nhà đầu tư sắp được công bố, là căn cứ quan trọng cho quyết định cắt giảm lãi suất của FED

Báo cáo lạm phát tháng 2 sẽ mang đến cho Phố Wall một bức tranh rõ nét hơn về triển vọng lãi suất, trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cuối tháng 3.

Mối bận tâm hàng đầu của nhà đầu tư sắp được công bố, là căn cứ quan trọng cho quyết định cắt giảm lãi suất của FED

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến sẽ được công bố ngày 12/3 và chỉ số giá sản xuất (PPI) sẽ được công bố vào ngày 14/3. Nếu các dữ liệu này nóng hơn dự kiến, chúng sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và đẩy lùi triển vọng về hạ lãi suất trong năm nay.

Hiện tại, theo CME FedWatch Took, nhiều người cho rằng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 6. Kỳ vọng hạ lãi suất và cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán kể từ cuối năm 2023. Sau khi đạt kỷ lục vào tuần trước đó, chỉ số S&P 500 đã có một tuần đi ngang.

Ông Giuseppe Sette, người đồng sáng lập và chủ tịch của Toggle AI cho biết: “Một FED ôn hòa thực sự đóng vai trò khởi động đà tăng này từ tháng 10 năm ngoái. Vì vậy, báo cáo lạm phát cao có thể là một trở ngại thực sự cho thị trường”.

Trên cơ sở hàng tháng, CPI tháng 2 dự kiến sẽ tăng phần nào so với tháng đầu năm, nhưng có thể sẽ đứng yên so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế mà FactSet thăm dò đang dự đoán mức tăng 0,4%, cao hơn so với mức tăng 0,3% trước đó. Trên cơ sở hàng năm, CPI được dự đoán sẽ tăng 3,1%.

Đối với CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, dữ liệu dự kiến cho thấy lạm phát ở mức vừa phải. Các nhà kinh tế dự báo CPI lõi tăng 0,3% hàng tháng và 3,8% và hàng năm. Con số này giảm so với mức tăng tương ứng 0,4% và 3,9% trong báo cáo tháng 1.

Nhưng Phố Wall sẽ đặc biệt chú ý đến những lĩnh vực cho thấy lạm phát dai dẳng. Trong báo cáo tháng 1, chi phí y tế, vận chuyển, giá vé máy bay và đặc biệt là chi phí ăn uống tại hàng quán đã tăng. Điều đáng chú ý nữa là giá nhà ở cũng tăng.

Quảng cáo

Giám đốc nghiên cứu quản lý tài sản James Ragan tại D.A. Davidson cho biết trong dữ liệu tiêu dùng có rất nhiều hạng mục, vì thế không thể mong chờ chúng đảo ngược hạ giá chỉ sau một tháng. Điều này sẽ cần có thời gian.

Dữ liệu sắp công bố cũng sẽ đưa ra một cái nhìn sâu sắc hơn về sức khỏe của người tiêu dùng, vì một số báo cáo kinh doanh gần đây cũng như nợ quá hạn gia tăng khiến nhà đầu tư lo ngại.

Theo dữ liệu của FactSet, mùa báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã mạnh mẽ hơn dự kiến. Lợi nhuận của S&P 500 đã tăng 4,1% trong quý 4. Nhưng bất chấp sự hưng phấn xung quanh tiềm năng của AI, một số công ty hướng tới người tiêu dùng đã đưa ra những bình luận thận trọng hơn.

Tuần qua, cổ phiếu Nordstrom đã giảm 18% sau khi chuỗi cửa hàng bách hóa này cảnh báo về khả năng doanh số bán hàng sẽ giảm trong năm nay, ngay cả khi đã vượt kỳ vọng trong quý 4.

Trong khi đó, nợ thẻ tín dụng quá hạn vào năm ngoái được cho là đã tăng hơn 50%, với nợ tiêu dùng tăng lên 17,5 nghìn tỷ USD, báo hiệu “căng thẳng tài chính”. Vấn đề này, kết hợp với bất kỳ dấu hiệu lạm phát gia tăng nào, cũng có thể gây áp lực lên người tiêu dùng.

Ông Ragan tại D.A. Davidson cho biết: “Lạm phát tăng nhẹ không hẳn là điều xấu đối với người tiêu dùng. Nhưng có lẽ nó sẽ thay đổi cách chi tiêu một chút”.

Vào thứ Năm, Phố Wall cũng sẽ nhận được dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 2. Các nhà kinh tế được FactSet thăm dò đang dự đoán mức tăng 0,9% trong tháng 2, thể hiện sự gia tăng chi tiêu trong tháng đầu.

CEO Kathleen Grace của Fiduciary Family Office cho biết: “Người tiêu dùng càng khỏe mạnh thì những điều tích cực sẽ diễn ra trong những tuần tới”.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?