Cú sốc tăng trưởng năm 2021 từ lời nói của sếp bất động sản: Ước có cỗ máy thời gian quay về 18 tháng trước để "làm lại"

Kỷ nguyên thắt lưng buộc bụng tại các công ty công nghệ chỉ mới bắt đầu mà thôi.

Tờ WSJ nhận định, một làn sóng sa thải trong lĩnh vực công nghệ là tín hiệu cho thấy các lãnh đạo trong ngành đang dịch chuyển từ tập trung vào tăng trưởng trên hết sang mục tiêu có lợi nhuận.

Sau một năm 2022 bầm dập, trong đó các công ty từ startup nhỏ đến những gã khổng lồ công nghệ đã buộc phải “phanh gấp” sau khi mở rộng quá nhanh. Một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này đang chứng minh rằng kỷ nguyên thắt lưng buộc bụng chỉ mới bắt đầu, với việc thắt chặt chi tiêu và đóng băng mở rộng các dự án mới tốn kém được dự đoán sẽ diễn ra nhiều hơn trong năm 2023. Amazon và Salesforce đều tuyên bố kế hoạch sa thải trong tuần trước.

Lượng cắt giảm tại Amazon – mức lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ tới thời điểm này đã ảnh hưởng tới hơn 18.000 nhân viên, hầu hết trong mảng bán lẻ, tuyển dụng và kinh doanh thiết bị.

Trong nhiều năm, lĩnh vực công nghệ đã mở rộng với tốc độ chóng mặt. Các công ty đã cạnh tranh để giành giật nhân tài bằng việc đề nghị những mức lương hậu hĩnh và quẳng một số tiền lớn cho những thử nghiệm mới. Khi dịch Covid-19 ập đến, việc tăng cường tuyển dụng mới càng được đẩy mạnh khi các công ty công nghệ nỗ lực kiếm tiền nhờ nhu cầu tăng.

Tuy nhiên trong vài tháng qua, hàng loạt công ty công nghệ đã chuyển từ tuyển dụng sang sa thải hàng nghìn vị trí khi môi trường kinh doanh đang thay đổi.

Tại Salesforce, công ty tuyên bố cắt giảm 10% lực lượng lao động, đồng CEO Marc Benioff nói rằng ông chịu trách nhiệm về việc tuyển quá nhiều nhân viên khi doanh thu tăng khi mới bắt đầu đại dịch. Điều đáng nói là, điệp khúc “tuyển dụng quá nhiều” đã được lặp lại nhiều bởi các sếp công nghệ gồm cả Mark Zuckerberg của Meta, cựu CEO Jack Dorsey của Twitter…

“Thị trường giá lên trong năm 2022 giờ đã không còn nữa”, theo Rich Wong – đối tác tại công ty quỹ mạo hiểm Accel.

Glenn Kelman – CEO của hãng BĐS Redin nói rằng ông khá tiếc nuối về cách mà ông đối phó với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch khi nhu cầu mua nhà tăng. Redfin đã chuyển từ tuyển dụng sang sa thải 1 lượng lớn lực lượng lao động khi thị trường đóng băng.

“Ở một mức độ cảm xúc, tôi nghĩ chúng tôi đều biết nhạc đã dừng rồi. Tôi nghĩ nhiều CEO tại các công ty công nghệ cũng cảm thấy không thoải mái, ít nhất là 1 phần với những gì đang diễn ra”.

Kelman – người đưa Redfin vào những lĩnh vực như lướt sóng bất động sản đã phải đóng cửa một vài mảng kinh doanh khi tình huống kinh tế xấu đi và lãi suất tăng.

“Nếu có thể bước vào cỗ máy thời gian và quay lại 18 tháng trước, tôi sẽ nói rằng cách đơn giản nhất để xây dựng một công ty có lợi nhuận không phải là tạo ra những ý tưởng tuyệt vời để làm hài lòng khách hàng. Đó đơn giản chỉ là ngừng làm những điều ngu ngốc”.

Quảng cáo
tech1-709.jpg

Công ty công nghệ video Vimeo vào tuần trước đã sa thải 11% lao động. Họ nói rằng bước đi này là để duy trì việc tập trung vào có lợi nhuận. Mạng xã hội Snap cũng đã loại bỏ dự án drone và cắt giảm 20% lực lượng lao động. Tổng cộng, hơn 1000 công ty công nghệ đã sa thải hơn 150.000 nhân viên kể từ đầu năm.

Tháng 11, ngày càng nhiều nhân viên startup đã phải tự rời công ty thay vì chờ bị sa thải vào đầu tháng 4/2020. Từ cuối năm 2008 – tháng 11/2021, sự nổi lên của những công ty công nghệ lớn đã giúp duy trì mức tăng gấp 10 lần của chỉ số Nasdaq. Tốc độ tăng trưởng đó đã chấm dứt vào năm ngoái, khi chỉ số này giảm 33%, mức tồi tệ nhất kể từ năm 2008.

Đại dịch đã góp 1 phần tạo ra xu hướng tăng. Việc tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ tăng lên khi mọi người bị mắc kẹt ở nhà và họ thích nghi với mọi loại hình dịch vụ hàng hoá kỹ thuật số. Một vài lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ liên quan tới những quyết định này thừa nhận rằng họ chính là người gieo những hạt giống gây ra sự đau khổ hiện nay.

CEO Uber là Dara Khosrowshahi là một trong những người đưa ra cảnh báo sớm nhất vào mùa xuân năm ngoái rằng công ty này sẽ cắt giảm chi phí marketing và tuyển dụng. “Chúng ta đang phục vụ thị trường nghìn tỷ USD nhưng kích thước thị trường sẽ không phù hợp nếu không thể chuyển thành lợi nhuận. Chúng ta cần phải kiếm được tiền”, Khosrowshahi nói trong email gửi nhân viên.

Không lâu sau đó, quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital nói với các công ty trong danh mục đầu tư của họ rằng hãy nhanh chóng cắt giảm chi phí và bảo toàn dự trữ tiền mặt. “Tôi nghĩ tất cả những lãnh đạo cấp cao, khi bước vào nửa sau của năm 2022 đều ước họ đã hành động sớm hơn”, theo Allan Thygesen – CEO công ty Docusign.

DocuSign là một trong những công ty hưởng lợi nhiều nhất nhờ đại dịch nhưng người tiền nhiệm của Thygesen đã từ chức vào tháng 6 sau khi cổ phiếu đột ngột giảm mạnh. Ngay sau khi tiếp quản vị trí CEO, Thygesen đã đồng ý để DocuSign sa thải 9% lực lượng lao động.

Những công ty khác trong ngành như Alphabet vẫn chưa cắt giảm mạnh như những đối thủ. Thậm chí, Alphabet gây ngạc nhiên với các nhà đầu tư trong quý 2 khi báo cáo tổng lượng nhân sự tăng tới 12.800 người trong 3 tháng.

Tuy nhiên, gần đây nhân viên Google bắt đầu nhận được cảnh báo của các lãnh đạo về việc sa thải.

Không công ty nào trải qua sự bùng nổ khủng khiếp nhờ đại dịch hơn Amazon. Gã khổng lồ bán lẻ đã hưởng lợi từ việc khách hàng đổ xô mua sắm online và mảng điện toán đám mây cũng phát triển. Để đáp ứng nhu cầu, Amazon đã tăng gấp đôi mạng lưới hậu cần và bổ sung thêm hàng trăm nghìn nhân viên.

Nhưng sau khi nhu cầu chậm lại, công ty này đã chuyển hướng. Trong mùa xuân và mùa hè, họ bắt đầu cắt bỏ một vài hoạt động kinh doanh. CEO Jassey đã mất nhiều tháng xem xét chi phí của Amazon và đến giữa tháng 11, Amazon tuyên bố sẽ tiến hành sa thải nhân viên.

“Mọi thứ trở nên rõ ràng với chúng tôi rằng phải cắt giảm chi phí”, Jassey nói. “Khi biết phải loại bỏ một vài vị trí, tôi thật sự đau lòng bởi những người này đều có cuộc sống, gia đình, hy vọng và trách nhiệm. Những lúc như vậy, tôi chỉ cố gắng tìm mọi cách để không phải làm điều đó nhưng cuối cùng tôi tin rằng đó là quyết định đúng đắn nhất cho công ty mà mình có thể làm”.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City