CTCK điểm tên loạt cổ phiếu có định giá rẻ, lợi nhuận quý 3 dự kiến bật tăng mạnh

Agriseco kỳ vọng số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam Quý 3/2024 dự kiến có nhiều khởi sắc và KQKD của các doanh nghiệp dần hé lộ tiếp tục duy trì tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán tháng 8 diễn ra khá sôi động với nhiều sự kiện đáng chú ý tác động đến chỉ số VN-Index. Trong tháng 9, Agriseco Research đánh giá một số yếu tố tác động đến thị trường như chính sách lãi suất của Fed trong kỳ họp FOMC dự kiến diễn ra trong hai ngày 17-18/9, kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong bối cảnh lạm phát đã hạ nhiệt, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá và áp lực rút ròng của khối ngoại.

Agriseco cũng kỳ vọng số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam Quý 3/2024 dự kiến có nhiều khởi sắc và KQKD của các doanh nghiệp dần hé lộ tiếp tục duy trì tăng trưởng. Bên cạnh đó, câu chuyện nâng hạng thị trường sẽ giúp cải thiện dòng tiền trong thời gian tới.

Sau khi đánh giá chọn lọc, Agriseco đã lọc ra những doanh nghiệp tiềm năng trong tháng 9 có cơ cấu tài chính lành mạnh, đang có mức định giá phù hợp hoặc có kỳ vọng KQKD Quý 3 và các tháng cuối năm 2024 tăng trưởng tốt.

Trong nhóm ngân hàng, Agriseco tin rằng Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) có triển vọng tốt nhờ tăng trưởng tín dụng và huy động tích cực. Theo đó, tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 của ACB được dự báo sẽ đạt trên mức 16% với động lực chính từ phân khúc KHDN, từ đó cải thiện tỷ lệ NIM năm 2024 đạt mức 4%. Chất lượng tài sản cải thiện nhờ tỷ lệ nợ xấu giảm nhiệt và vị thế vốn duy trì mức tốt sẽ là lợi thế cho ACB.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ACB cũng đang có mức mức định giá P/B là 1,4x, thấp hơn so với trung bình ngành và khá hấp dẫn so với trung bình cổ phiếu 5 năm gần đây.

Doanh nghiệp đầu ngành thép là CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) được kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tiếp tục được cải thiện với động lực chính từ thép xây dựng trong nước. Biên lợi nhuận gộp cũng dự báo được cải thiện trong các quý tới nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm. Với triển vọng dài hạn từ nhà máy Dung Quất 2, Agriseco Research cho rằng mức định giá này đã phù hợp để nắm giữ trong trung và dài hạn.

Quảng cáo

Tổng CTCP Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã POW) cũng được kỳ vọng có KQKD cuối năm 2024 sẽ duy trì khả quan nhờ sự đóng góp tích cực từ: (1) Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 hoạt động hết công suất kể từ tháng 8/2023; (2) Pha thời tiết La Nina khả năng cao sẽ xảy ra với cường độ mạnh từ tháng 9/2024 giúp các nhà máy thủy điện được hưởng lợi và (3) Trong năm 2024-2025, POW có thể được ghi nhận khoảng 1.000 tỷ đồng tiền bồi thường từ sự cố dự án nhiệt điện Vũng Áng 1.

Triển vọng dài hạn của POW từ các nhà máy nhiệt điện khí, đặc biệt dự án Nhà máy Nhơn Trạch 3-4 của POW dự kiến sẽ vận hành thương mại từ cuối năm 2024-2025 giúp sản lượng điện của doanh nghiệp tăng mạnh trong những năm tới.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) được kỳ vọng mảng cơ khí và xây lắp (M&C) triển vọng sáng trong nửa cuổi năm nhờ quyết định cuối cùng cho toàn bộ dự án Lô B kỳ vọng thông qua vào Q4/2024 góp phần thúc đẩy tiến độ thi công và gia tăng khối lượng công việc cho PVS trong giai đoạn 2024-2028.

Ngoài ra trong Quý 3/2024, PVS cũng sẽ tiến hành khởi công các hạng mục công việc thuộc phân khúc trung nguồn, bao gồm hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ và đường ống dẫn khí ngoài khơi.

CTCP Vinhomes (mã VHM) được Agriseco kỳ vọng KQKD nửa cuối năm tăng trưởng tích cực nhờ doanh số bán hàng tăng cao. Các dự án mở bán mới sẽ là yếu tố thúc đẩy doanh số bán hàng tăng trưởng, qua đó giúp duy trì triển vọng tăng trưởng KQKD của VHM trong các năm tới. Bên cạnh đó, việc VHM có thể mua lại cổ phiếu quỹ trong các quý cuối năm sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Cổ phiếu VHM hiện đang giao dịch tại P/B 0,9x lần, thấp hơn bình quân 5 năm quá khứ (2,9x lần) và đang ở mức hấp dẫn so với tiềm năng quỹ đất đang sở hữu.

CTCP Sữa Việt Nam (mã VNM) cũng có triển vọng nhờ động lực duy trì tăng trưởng từ xuất ngoại sản phẩm và thị phần trong nước đang trên đà hồi phục. Đặc biệt, cổ tức tiền mặt cao và duy trì đều đặn cũng là nền tảng vững chắc cho VNM. Ngày 25/09, VNM sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 24,5% (tương ứng 2.450 đồng/cp).

CTCP Container Việt Nam (Mã VSC) sẽ khởi sắc nhờ kỳ vọng sản lượng hàng hóa, container qua cảng sẽ tiếp tục tích cực trong các tháng cuối năm 2024 và hoàn thành nhận chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt về ngay đường xu hướng tăng ngắn hạn, thị trường chứng khoán đã có một phiên bật tăng tích cực để giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin. Bên cạnh nhóm Bluechips, các cổ phiếu Thép, Chứng khoán, Bất động sản cũng đều phản ứng rất nhạy.

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Định giá thị trường đang ở mức khá hợp lý, có thể đầu tư vào những cổ phiếu nào?

Theo VNDIRECT, triển vọng lợi nhuận của ngành Ngân hàng vẫn tích cực, các ngành có liên hệ chặt chẽ với biến động giá hàng hoá hay hàng không, bán lẻ… cũng được kỳ vọng tăng trưởng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chứng khoán toàn cầu diễn biến trái chiều trong phiên 8/10

Bà Kathleen Brooks, Giám đốc nghiên cứu tại XTB, nhận định các thị trường tài chính hầu hết đang trong tâm lý e ngại rủi ro, trong bối cảnh Trung Quốc không công bố thêm các gói kích thích kinh tế.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới trong tâm lý lạc quan thận trọng Thị trường Tokyo dẫn dắt đà tăng của chứng khoán châu Á

Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

FTSE Russell cũng ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với các cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ xây dựng với UBCKNN, các cơ quan quản lý thị trường khác.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" FTSE Russell sắp công bố thông tin nâng hạng thị trường chứng khoán

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm

Chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đừng lại với một lượng tiền quay trở lại. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Thép đã tăng đồng loạt trong đó HPG đạt giá trị trên 1.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024 Cổ phiếu VNM trước ngưỡng cửa một chu kỳ mới?

Phố Wall sụt giảm do lo ngại lạm phát tăng trở lại

Thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt giảm trong phiên giao dịch 7/10 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Diễn biến này thể hiện những mối lo ngại về lạm phát có thể bùng phát trở lại.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 3/10 đồng loạt giảm

Cổ phiếu Chứng khoán tăng mạnh thứ 2 ngành vừa ra kết quả quý III/2024

Công ty Chứng khoán MB (MBS) là một trong những CTCK công bố kết quả kinh doanh sớm nhất trong ngành. Tính từ đầu năm, cổ phiếu MBS còn là mã tăng mạnh thứ 2 trong nhóm Chứng khoán.

Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh

Thị trường có phiên giảm thứ 4 liên tiếp, nhiều mã Chứng khoán vẫn đóng cửa cao nhất phiên

Dù thị trường đã trải qua những phiên hạ nhiệt từ mốc 1.300 điểm, nhóm Chứng khoán vẫn đang "âm ỉ" tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch, nhiều cổ phiếu Chứng khoán còn tăng lên mức cao nhất phiên.

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Thị trường sẽ dần hâm nóng trước mùa công bố KQKD quý III/2024

Quan điểm các chuyên gia đã không ghi nhận sự tiêu cực sau khi thị trường thêm một lần thất bại trong việc chinh phục mốc 1.300 điểm. Thay vào đó, số liệu vĩ mô khả quan đang tạo kỳ vọng tích cực cho mùa KQKD quý III/2024.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Chưa thành công trước mốc 1.300 điểm, thị trường quay đầu giảm hơn 20 điểm trong tuần

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù đón nhận vốn ngoại giải ngân trở lại nhưng vẫn có sự "quay xe" sau khi chưa thể chinh phục thành công mốc 1.300 điểm.

Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh