Cổ phiếu Credit Suisse rớt mạnh khi CEO không thể trấn an thị trường tài chính

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu Credit Suisse sụt giảm rất mạnh đã khiến cho giá trị vốn hóa của ngân hàng sụt đến 60% và nhiều khả năng có năm suy giảm tồi tệ nhất trong lịch sử.

Cổ phiếu Credit Suisse AG rơi xuống mức kỷ lục mới sau khi những nỗ lực trấn an công chúng từ phía ngân hàng này đã không thể tạo ra tâm lý bình ổn trên thị trường, theo nội dung bài phân tích mới được Bloomberg đăng tải.

Vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai trên thị trường Thụy Sỹ, cổ phiếu Credit Suisse AG giảm đến 12% xuống còn 3,52 franc/cổ phiếu. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu Credit Suisse sụt giảm rất mạnh đã khiến cho giá trị vốn hóa của ngân hàng sụt đến 60% và nhiều khả năng có năm suy giảm tồi tệ nhất trong lịch sử ngân hàng hơn 160 năm tuổi này.

CEO của ngân hàng, ông Ulrich Koerner, mới đây đã cố gắng trấn an nhà đầu tư và thị trường sau khi cổ phiếu của Credit Suisse rơi xuống mức thấp kỷ lục và chi phí bảo hiểm trái phiếu của ngân hàng để bảo vệ cho trường hợp vỡ nợ đã tăng khoảng 15% vào cuối tuần trước lên ngưỡng cao nhất từ năm 2009. Khi nhắc đến tình hình vốn và thanh khoản của ngân hàng, ông Koerner thừa nhận ngân hàng đang đương đầu với khoảnh khắc quan trọng bởi ngân hàng chuẩn bị hướng đến việc cải tổ.

Ông cũng khẳng định với nhân viên rằng ông sẽ cập nhật liên tục về tình hình ngân hàng cho đến khi kế hoạch cải tổ toàn diện được công bố vào ngày 27/102/2022 sau những đồn đoán bất lợi về ngân hàng.

Giá trị vốn hóa thị trường của Credit Suisse đã giảm xuống mức còn ước tính 9,5 tỷ franc Thụy Sỹ, như vậy bất kỳ đợt chào bán cổ phiếu nào cũng sẽ bất lợi với những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lâu năm. Giá trị vốn hóa thị trường của Credit Suisse từng lên trên mức 30 tỷ franc vào thời điểm tháng 3/2021. Giá trị vốn hóa của Credit Suisse hiện còn thấp hơn so với Deustche Bank.

KBW ước tính rằng ngân hàng có thể cần huy động vốn 4 tỷ franc Thụy Sĩ (4 tỷ USD) ngay cả sau khi bán một số tài sản để trả chi phí cho bất kỳ nỗ lực tái cấu trúc, tăng trưởng nào. Vốn hóa thị trường của Credit Suisse giảm xuống còn khoảng 10 tỷ franc Thụy Sĩ (10,1 tỷ USD). Giá trị thị trường của Credit Suisse là trên 30 tỷ franc vào khoảng tháng 3/2021.

Quảng cáo

Theo các nhà điều hành của ngân hàng, tỷ lệ vốn CET 1 của ngân hàng ở mức khoảng 13,5% ở thời điểm 30/6/2022, ở giữa trong ngưỡng tính toán là từ 13% đến 14% của năm 2022.

Cũng theo các chuyên gia phân tích thuộc KWB, cuộc khủng hoảng niềm tin mà Credit Suisse đang đương đầu cũng giống như những gì Deustche Bank từng đối mặt cách đây 6 năm. Sau đó ngân hàng Đức này cũng đối mặt với nhiều câu hỏi về tình hình thanh khoản cũng như việc phải chấm dứt các liên quan đến chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp tại Mỹ. Sau đó Deustche Bank đã phải huy động ước tính khoảng 8 tỷ euro tức khoảng 7,8 tỷ USD vốn mới và thông báo cải tổ toàn diện. Dù vậy Deustche Bank cho biết ngân hàng này cũng đương đầu với vòng xoáy doanh thu giảm và chi phí vốn tăng rất cao, khó khăn phải mất nhiều năm mới giải quyết được.

Tuy nhiên, tình hình của hai ngân hàng này có nhiều khác biệt. Credit Suisse không đương đầu với vấn đề nào giống như vụ việc 7,2 tỷ USD của Deustche Bank và tỷ lệ vốn nòng cốt của ngân hàng ước tính 13,5%, cao hơn nhiều so với con số 10,8% của Deustche Bank cách đây 6 năm.

Trong tuần trước, Credit Suisse cũng cho biết đang tính đến việc bán tài sản và một số mảng kinh doanh để thu tiền về, Credit Suisse cũng có thể bán mảng quản lý tài sản cho khách hàng giàu có tại Nam Mỹ không tính Brazil, và cũng có thể sẽ khôi phục lại thương hiệu First Boston.

Trong cuối tuần qua, các nhà điều hành cấp cao của Credit Suisse đã rất cố gắng trấn an các khách hàng lớn, đối tác và nhà đầu tư về tình hình thanh khoản của ngân hàng này. Nguyên nhân chính khiến Credit Suisse phải hành động như vậy chính là bởi trước đó xuất hiện nhiều lo ngại về “sức khỏe” tài chính của ngân hàng này, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Theo FT, giao dịch CDS (Credit Default Swap) của Credit Suisse hiện đang ở mức cao. Chi phí bảo hiểm trái phiếu của Công ty để bảo vệ cho trường hợp vỡ nợ đã tăng khoảng 15% vào cuối tuần trước, giá CDS của Credit Suisse vì vậy lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2009. Trong khi đó, giá cổ phiếu Credit Suisse giảm xuống mức thấp kỷ lục.

CDS là công cụ hợp đồng phái sinh về tín dụng giữa hai đối tác, được xem như một công vụ phòng vệ rủi ro tài chính, giống như các loại hợp đồng bảo hiểm. Bên mua trả phí bảo vệ rủi ro để được bồi thường một khoản tiền cố định nếu sự cố thực sự xảy ra.

Việc CDS của Credit Suisse tăng mạnh làm dấy lên nghi ngờ liệu ngân hàng này có phá sản. Trong bối cảnh trên, CEO của Credit Suisse - ông Ulrich Koerner, người vừa được bổ nhiệm vào tháng 7/2022, đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư, cũng như các nhân viên rằng ngân hàng vẫn đang sở hữu “nền tảng tài chính mạnh và thanh khoản tốt”.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng