Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục lập đỉnh mới sau khi phá kỷ lục tồn tại suốt 34 năm, vượt mốc 40.000 điểm

Chỉ số Nikkei 225 phá kỷ lục đánh dấu một cột mốc quan trọng mới của chứng khoán Nhật Bản.

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục lập đỉnh mới sau khi phá kỷ lục tồn tại suốt 34 năm, vượt mốc 40.000 điểm

Chỉ số Nikkei Stock Average (Nikkei 225) của Nhật Bản đã vượt mốc 40.000 vào thứ Hai – đánh dấu một cột mốc quan trọng mới sau khi lần đầu tiên phá kỷ lục 34 năm hồi tháng 2.

Chỉ số Nikkei 225 mở cửa tăng 290 điểm so với lúc đóng cửa ngày thứ Sáu, chạm mốc 40.201,76. Dẫn đầu đà tăng là các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn như Tokyo Electron và Advantest, khi cả hai đều tăng 3% trong phiên giao dịch buổi sáng.

Chứng khoán Nhật Bản phá đỉnh sau đợt phục hồi của chứng khoán Mỹ vào thứ Sáu, khi vốn hóa thị trường của gã khổng lồ chip Nvidia vượt mốc 2.000 tỷ USD.

Quảng cáo

Tomoichiro Kubota, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Matsui Securities, cho biết các nhà đầu tư đang kỳ vọng trí tuệ nhân tạo bùng nổ sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư cho chất bán dẫn, từ đó thúc đẩy các công ty Nhật Bản tham gia vào sản xuất.

Sự phục hồi của chỉ số Nikkei cũng được thúc đẩy nhờ các nhà đầu tư nước ngoài khi bị thu hút bởi cải cách quản trị doanh nghiệp, đồng yên yếu, và chương trình đầu tư hoãn thuế nhằm vào các nhà đầu tư nhỏ, hay còn gọi là chương trình Tài khoản Tiết kiệm Cá nhân Nippon (NISA).

Trước đó vào ngày 22/2, chỉ số Nikkei 225 vượt mốc 39.000 điểm, phá mức kỷ lục được thiết lập vào tháng 12/1989.

Thomas O'Mahony, giám đốc đầu tư cấp cao của Cambridge Associates, nhận định: “Đồng Yên suy yếu rõ ràng là một yếu tố thuận lợi cho thị trường Nhật Bản với các kỳ vọng EPS cao. Điều này có nguy cơ trở thành cơn gió ngược chứ không phải gió thuận”.

Jeremy Osborne, người đứng đầu bộ phận đầu tư vốn cổ phần Nhật Bản tại Fidelity International, cho biết: “Rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản là tình trạng giảm phát quay trở lại, nhưng chúng tôi tin rằng khả năng xảy ra là rất thấp. Thị trường Nhật Bản sẽ vẫn dễ bị tổn thương trước diễn biến chậm lại của nền kinh tế Mỹ - cho dù đó là kịch bản hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm”.

Theo Nikkei Asia

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm