Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khi “điểm nghẽn” trần nợ được giải quyết

Dự thảo trách nhiệm tài khóa đã được thông qua vào đêm ngày thứ Tư với tỷ lệ ủng hộ 347 phiếu thuận/117 phiếu chống. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện – ông Chuck Schumer cho biết Thượng viện Mỹ sẽ thông qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Năm sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo về trần nợ, đây là nỗ lực quan trọng để ngăn kịch bản vỡ nợ. Dự thảo trần nợ này hiện đang được đưa lên Thượng viện Mỹ.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 153,3 điểm tương đương 0,47% lên 33.061,57 điểm. Chỉ số Dow Jones vẫn tăng điểm dù rằng cổ phiếu Salesforce giảm đến 4,7%.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,99% và đóng cửa ở mốc 4.221,02 điểm còn chỉ số Nasdaq tăng 1,28% lên 13.100,98 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở ngưỡng cao nhất tính từ tháng 8/2022.

Dự thảo trách nhiệm tài khóa đã được thông qua vào đêm ngày thứ Tư với tỷ lệ ủng hộ 347 phiếu thuận/117 phiếu chống. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện – ông Chuck Schumer cho biết Thượng viện Mỹ sẽ thông qua và gửi đến Tổng thống Biden ký thành luật.

“Cứ mỗi khi có thông tin tiêu cực được loại bỏ đi, bất ổn trên thị trường giảm xuống. Tuy nhiên cùng lúc đó, thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Baird – ông Ross Mayfield nói.

Ngoài căng thẳng liên quan đến vấn đề trần nợ, nhà đầu tư đang quan tâm nhiều đến cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 13 và 14/6/2023. Chủ tịch Fed tại Philadelphia – ông Patrick Harker vào ngày thứ Năm khẳng định ngân hàng trung ương đang đến gần đến điểm có thể ngừng nâng lãi suất. Tuy nhiên trước đó trong tuần ông nói rằng báo cáo việc làm của Mỹ sẽ có thể thay đổi quan điểm của Fed.

Số liệu từ ADP cho thấy số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng trưởng cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Cùng lúc đó, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần vừa rồi thấp hơn dự báo của các chuyên gia. Thị trường lao động hiện nay hiện đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư bởi nếu thị trường vẫn ghi nhận tăng trưởng việc làm tốt, Fed sẽ có thể tiếp tục nâng lãi suất trong cuộc họp vào tháng này.

“Tâm điểm quan tâm của thị trường hiện đang chuyển từ việc liệu chính phủ có vỡ nợ hay không sang vấn đề lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng cao đến đâu”, theo giám đốc điều hành tại quỹ Harris Financial – ông Jamie Cox phân tích.

Quảng cáo

Tính từ đầu tuần đến nay, chỉ số Nasdaq tăng gần 1% và như vậy chỉ số đang hướng tới tuần tăng thứ 6 liên tiếp, chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất tính từ tháng 1/2020. Chỉ số S&P 500 đang hướng đến tuần tăng khoảng 0,4% còn chỉ số Dow Jones nhiều khả năng hạ 0,1% trong tuần.

Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu tăng mạnh nhất trong 2 tuần trước thềm cuộc họp bàn về chính sách sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở OPEC và liên minh (OPEC+) vào ngày Chủ Nhật.

Cùng lúc đó, Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo nhằm nâng trần nợ Mỹ, điều này đã giúp làm giảm ảnh hưởng của việc tồn kho dầu tăng cao tại Mỹ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai trên thị trường New York tăng 2,01USD/thùng tương đương 3% lên 70,10USD/thùng và như vậy có phiên tăng mạnh nhất tính từ ngày 5/5/2023.

Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai đóng cửa ở mức 74,28USD/thùng, tăng 1,28USD tương đương 2,3%. Mức tăng của giá dầu Brent như vậy cao nhất tính từ ngày 17/5/2023.

Cả hai loại giá dầu như vậy hồi phục sau khi có 2 phiên giảm liên tiếp trước đó. Mới đây nhất, Hạ viện Mỹ vào cuối ngày đã thông qua dự thảo để nâng trần nợ Mỹ, đồng thời làm tăng khả năng tránh được kịch bản vỡ nợ cho nước Mỹ. Dự thảo này hiện đã được đưa lên Thượng viện Mỹ.

“Các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề trần nợ thành công đã giúp chấm dứt điểm nghẽn đó của thị trường, triển vọng nhu cầu nói chung giờ đây vẫn còn đương đầu với nhiều thách thức”, chuyên gia phân tích tại CFRA – ông Stewart Glickman nói.

Tâm điểm chú ý của thị trường hiện đang chuyển sang cuộc họp vào ngày 4/6/2023 của OPEC+.

“Cuộc họp của OPEC+ vào cuối tuần này có thể dẫn đến tâm lý thận trọng trên thị trường năng lượng, đặc biệt xét đến cảnh báo từ Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia”, chuyên gia phân tích tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam phân tích.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?