Chứng khoán Mỹ sụt mạnh bởi nỗi lo suy thoái kinh tế

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ lo sợ về khả năng chiến dịch nâng lãi suất quá ráo riết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên ngày thứ Năm sau khi số liệu mới công bố cho thấy doanh số bán lẻ tháng 11/2022 giảm mạnh hơn so với kỳ vọng, điều này khiến nhiều người lo sợ về khả năng chiến dịch nâng lãi suất quá ráo riết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 764,13 tương đương 2,25% xuống 33.202,22 điểm, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất tính từ tháng 9/2022 bởi những kỳ vọng về đợt tăng điểm cuối năm giảm đi.

Chỉ số S&P 500 giảm 2,49% xuống 3.895,75 điểm, tính từ đầu tháng 12/2022 đến nay, chỉ số giảm ước tính khoảng 4,5%. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,23% xuống 10.810,53 điểm khi mà chỉ số của ngành công nghệ này tiếp nối mức hạ từ đầu năm đến nay lên mức khoảng 31%.

Đợt bán mạnh của thị trường chứng khoán xảy ra, chỉ duy nhất 14 cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 tăng điểm. Cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ lớn đồng thời giảm, cổ phiếu Apple và Alphabet hạ hơn 4% còn cổ phiếu Amazon và Microsoft hạ hơn 3%. Cổ phiếu Netflix hạ 8,6% sau khi báo cáo từ Digiday cho thấy rằng doanh nghiệp này dự kiến sẽ trả tiền cho các doanh nghiệp quảng cáo khi mà lượng thuê bao không đạt kỳ vọng.

Báo cáo doanh nghiệp bán lẻ gây thất vọng cho thấy rằng lạm phát đang ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng. Doanh số bán lẻ tháng 11/2022 giảm 0,6%, theo Bộ Năng lượng. Mức giảm của doanh số bán lẻ này cao hơn so với dự báo 0,3% của các chuyên gia.

Đà bán mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày thứ Tư bắt đầu khi mà Fed nâng lãi suất cho vay qua đêm. Ngân hàng trung ương cũng cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất cho đến năm 2023 và dự báo lãi suất liên bang sẽ lập đỉnh ở mức khoảng 5,1%. Với việc nâng lãi suất nửa điểm phần trăm vào ngày thứ Tư, mức lãi suất đồng USD hiện đang ở trong ngưỡng 4,25%-4,5%, cao nhất trong 15 năm.

Quảng cáo

Trưởng bộ phận chiến lược tại LPL Financial, ông Quincy Krosby, nhận xét: “Phản ứng của thị trường chứng khoán cho thấy họ đang dự báo nhiều hơn về kịch bản suy thoái kinh tế, đồng thời tâm lý nhà đầu tư dường như không tin vào kịch bản “hạ cánh mềm” mà Fed nói đến mới đây trong bài phát biểu tại viện Brookings. Cuộc chiến giằng co giữa Fed và thị trường nhiều khả năng sẽ có thể buộc Fed phải hành động trước năm 2024”.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư nâng lãi suất chuẩn lên ngưỡng cao nhất trong 15 năm, như vậy Fed phát đi thông điệp rõ ràng rằng cuộc chiến chống lại lạm phát chưa qua dù rằng có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong thời gian gần đây.

Theo Wall Street Journal, đúng với kỳ vọng, Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) đã bỏ phiếu để nâng lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ nửa điểm phần trăm hiện lên ngưỡng khoảng từ 4,25% đến 4,5%. Việc nâng lãi suất nửa điểm phần trăm như vậy đã phá vỡ chuỗi 4 lần nâng lãi suất 0,75% liên tiếp trong chuỗi thời gian nâng lãi suất mạnh tay nhất từ thập niên 1980.

Cùng với việc nâng lãi suất chính là dấu hiệu cho thấy rằng các quan chức Mỹ sẽ vẫn giữ ý định giữ lãi suất ở mức cao trong năm sau mà không hề giảm cho đến năm 2024. Theo FOMC, mức lãi suất đồng USD cao nhất có thể lên đến 5,1%, dựa trên tính toán từ kỳ vọng của các thành viên FOMC.

Ban đầu trên thị trường tài chính ngày hôm qua, nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức cao trong thời gian dài hơn, thị trường chứng khoán để mất thành quả tăng điểm ban đầu. Trong cuộc họp báo, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ hoàn toàn cần thiết phải duy trì cuộc chiến chống lại lạm phát để kỳ vọng giá cả cao không trở nên quá vững vàng.

“Các số liệu về lạm phát mà chúng tôi đón nhận được của tháng 10 và tháng 11/2022 cho thấy rõ ràng giá cả đang có mức tăng hạ nhiệt dần, tuy nhiên sẽ cần phải có bằng chứng rõ ràng hơn để có thể có được niềm tin rõ ràng rằng lạm phát đang trên con đường suy giảm”, chủ tịch Fed nói.

Ngưỡng lãi suất mới như vậy cao nhất tính từ tháng 12/2007, chỉ trước thềm khủng hoảng tài chính toàn cầu và Fed nới lỏng chính sách rất mạnh tay để vực dậy kinh tế Mỹ từ tình trạng suy giảm tồi tệ nhất tính từ Đại Suy thoái năm 1929.

Lần này, Fed nâng lãi suất bất chấp một nền kinh tế Mỹ sẽ đương đầu với vô cùng nhiều khó khăn trong năm 2023.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ