Chứng khoán Mỹ bình ổn sau quyết định nâng lãi suất của Fed

Chỉ số chứng khoán Mỹ đã có lúc rơi xuống mức thấp trong phiên sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi thông điệp rằng sẽ cần thêm dữ liệu để NHTW có thể tính đến việc thay đổi quan điểm lạm phát.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Tư khi mà nhà đầu tư đón nhận thông tin về đợt nâng lãi suất cơ bản mới nhất của Fed.

Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 142,29 điểm tương đương 0,42% xuống 33.966,35 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 0,61% xuống 3.995,32 điểm còn chỉ số Nasdaq giảm 0,76% xuống 11.070,89 điểm.

Các chỉ số chính trên thị trường đã có lúc rơi xuống mức thấp trong phiên sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi thông điệp rằng sẽ cần thêm dữ liệu để ngân hàng trung ương có thể tính đến việc thay đổi quan điểm kiềm chế lạm phát. Chỉ số Dow Jones có lúc hạ đến 404,47 điểm sau khi tăng 287,01 điểm trước đó trong phiên.

“Số liệu lạm phát mới được công bố vào tháng 10 và tháng 11/2022 cho thấy sự giảm đi đáng kể của tốc độ nâng giá cả. Tuy nhiên sẽ cần thêm bằng chứng để có thể tin rằng lạm phát sẽ vẫn trong xu thế sụt giảm”, ông Powell nói.

Fed dự báo về khả năng nâng lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối cuộc họp bàn về chính sách vào tháng 12/2022. Việc Fed nâng lãi suất chỉ 50 điểm cơ bản lần này sau 4 lần nâng lãi suất 0,75% vào trước đó cho thấy mức độ siết chặt chính sách tiền tệ đã hạ nhiệt.

Các quan chức thuộc Fed cũng đồng thời dự báo nâng lãi suất trong suốt năm sau và không có dấu hiệu hạ lãi suất cho đến năm 2024. Ngân hàng trung ương Mỹ được dự báo đưa lãi suất lên mức trung bình 5,1% và sau đó mới ngừng nâng lãi suất, như vậy mức lãi suất cuối cùng cao hơn so với con số 4,6% từng được dự báo vào tháng 9/2022.

Giá dầu tăng hơn 2USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo về khả năng nhu cầu dầu sẽ hồi phục trong năm sau và lãi suất tại Mỹ được dự báo sẽ hạ nhiệt đà tăng trong bối cảnh lạm phát chững lại.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 2,02USD/thùng tương đương 2,4% lên 82,70USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tăng 1,94USD/thùng lên 77,28USD/thùng.

Quảng cáo

Cả hai loại giá dầu tăng khi giá dầu diesel tăng trước thềm mùa đông trở nên lạnh giá hơn tại các nước Bắc Bán cầu.

Cấu trúc giao dịch của dầu Brent đã trở lại thông thường khi mà dầu giao tháng gần nhất hiện đang có giá cao hơn so với dầu giao ở thời điểm muộn hơn, nó cho thấy những nỗi lo về tình trạng cung thừa quá mức đang giảm đi.

Trong tuần trước, cấu trúc giao dịch dầu Brent có lúc đã đảo ngược, loại dầu giao tháng gần nhất có giá rẻ hơn dầu giao ở thời điểm sau này.

Giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin về sự cố tràn dầu và mất điện tại hệ thống đường ống Keystone Pipeline thuộc doanh nghiệp TC Energy với công suất ước tính khoảng 620.000 thùng dầu/ngày từ Canada sang Mỹ. Công việc xử lý sự cố này ước tính cũng mất ít nhất vài tuần.

Ban đầu trên thị trường tài chính ngày hôm qua, nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức cao trong thời gian dài hơn, thị trường chứng khoán để mất thành quả tăng điểm ban đầu. Trong cuộc họp báo, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ hoàn toàn cần thiết phải duy trì cuộc chiến chống lại lạm phát để kỳ vọng giá cả cao không trở nên quá vững vàng.

“Các số liệu về lạm phát mà chúng tôi đón nhận được của tháng 10 và tháng 11/2022 cho thấy rõ ràng giá cả đang có mức tăng hạ nhiệt dần, tuy nhiên sẽ cần phải có bằng chứng rõ ràng hơn để có thể có được niềm tin rõ ràng rằng lạm phát đang trên con đường suy giảm”, chủ tịch Fed nói.

Ngưỡng lãi suất mới như vậy cao nhất tính từ tháng 12/2007, chỉ trước thềm khủng hoảng tài chính toàn cầu và Fed nới lỏng chính sách rất mạnh tay để vực dậy kinh tế Mỹ từ tình trạng suy giảm tồi tệ nhất tính từ Đại Suy thoái năm 1929.

Lần này, Fed nâng lãi suất bất chấp một nền kinh tế Mỹ sẽ đương đầu với vô cùng nhiều khó khăn trong năm 2023.

Các thành viên thuộc FOMC dự báo lãi suất liên bang sẽ tăng không ngừng cho đến khi chạm ngưỡng 5,1% vào năm sau, tương đương với ngưỡng mục tiêu ước tính 5% - 5,25%. Ở thời điểm đó, các quan chức thuộc Fed nhiều khả năng sẽ hãm phanh lại để cho phép chính sách tiền tệ nới lỏng hơn hỗ trợ cho nền kinh tế.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc