Chứng khoán Mỹ hồi phục, Dow Jones bật tăng gần 550 điểm

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tại Mỹ đã chịu nhiều áp lực trong tuần này khi mà nhà đầu tư lo sợ rằng các tổ chức ngân hàng khác có thể sụp đổ.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu bởi cổ phiếu các ngân hàng khu vực tăng mạnh, cổ phiếu Apple lên điểm giúp cho tâm lý toàn thị trường cải thiện.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 546,64 điểm tương đương 1,65% lên 33.674,38 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 1,85% lên 4.136,25 điểm; chỉ số Nasdaq tăng 2,25% lên 12.345,41 điểm.

Dù tăng điểm mạnh trong phiên ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones và S&P 500 có tuần giảm điểm tệ hại nhất tính từ tháng 3/2023. Chỉ số Dow Jones hạ 1,24%, S&P 500 hạ 0,8% còn Nasdaq chốt lại tuần tăng 0,07%.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm ngay cả khi mà số liệu về thị trường việc làm tốt hơn kỳ vọng của các chuyên gia. Kinh tế Mỹ có thêm 253.000 việc làm mới trong tháng 4/2023 trong khi đó nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã kỳ vọng về con số 180.000 việc làm mới, theo thống kê của Dow Jones.

Vào cuối ngày thứ Năm, Apple công bố lợi nhuận cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia, nguyên nhân chính nhờ doanh số bán iPhone tăng cao hơn so với dự đoán. Cổ phiếu Apple tăng ước khoảng 4,7%.

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực đồng loạt tăng sau đánh giá mới nhất từ JP Morgan. Ngân hàng JP Morgan nâng dự báo cổ phiếu loạt ngân hàng bao gồm Western Alliance, Zions Bancorp và Comerica. Cũng theo JP Morgan, cổ phiếu nhóm các ngân hàng trên đã bị bán mạnh chủ yếu do hoạt động bán khống. Chỉ số cổ phiếu PDR S&P Regional Banking ETF tăng hơn 6%. Cổ phiếu PacWest hồi phục sau phiên giảm đến 81,7% trước đó. Cổ phiếu Western Alliance tăng 49.2%.

Quảng cáo

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tại Mỹ đã chịu nhiều áp lực trong tuần này khi mà nhà đầu tư lo sợ rằng các tổ chức ngân hàng khác có thể có số phận giống như ngân hàng Silicon Valley và Signature. Cả hai ngân hàng này đều đã sụp đổ trong tháng 3/2023.

Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại ngân hàng SoFi, bà Liz Young, tuy nhiên không tin rằng những vấn đề trong ngành ngân hàng đã qua đi dù rằng cổ phiếu ngành ngân hàng đã hồi phục trở lại. Bà Young nhấn mạnh: “Khi mà toàn bộ chu kỳ mới bắt đầu, người ta nhận ra có rất nhiều vấn đề, tình thế mà các ngân hàng đối mặt hiện nay cũng khác trước rất nhiều. Thanh khoản thực sự là một vấn đề trên toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Mỹ”.

Chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ miễn trừ nhóm các ngân hàng nhỏ khỏi nghĩa vụ phải đóng thêm tiền bù vào quỹ bảo hiểm tiền gửi của chính phủ, thay vào đó, sẽ yêu cầu các ngân hàng lớn chịu phần lớn chi phí, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cụ thể, ngay từ tuần sau, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) dự kiến sẽ công bố đề xuất yêu cầu các ngân hàng đóng thêm tiền vào Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi (DIF). Quỹ này vốn đã hao hụt nhiều sau khi giải cứu ngân hàng Silicon Valley và Signature, theo nguồn tin thân cận với vụ việc được Bloomberg trích đăng.

Nhóm các ngân hàng cho vay nhỏ với ít hơn 10 tỷ USD tài sản sẽ không phải đóng tiền vào quỹ. Hiện tại Mỹ đang có khoảng 4.000 ngân hàng nằm dưới ngưỡng tài sản này, theo số liệu của FDIC.

Tùy thuộc vào quy mô của danh mục tiền gửi, nhóm các ngân hàng với tiền gửi khoảng 50 tỷ USD cũng có thể không phải nộp tiền vào quỹ. Các ngân hàng có thể nộp quỹ trong vòng 2 năm hoặc nộp ngay một lần.

Theo kế hoạch này, với cùng mức tài sản nhóm các ngân hàng cho vay lớn đều sẽ phải đóng một khoản phí giống nhau, tuy nhiên nếu quy mô bảng cân đối kế toán và số lượng người gửi tiền quá lớn, số tiền phải đóng có thể sẽ tăng lên. Mức độ rủi ro của các khoản tiền gửi sẽ không phải yếu tố cần phải cân nhắc.

Gần đây, nội bộ chính trường và ngành ngân hàng Mỹ đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận liên quan đến việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm đóng tiền bù cho quỹ bảo hiểm tiền gửi sau khi chính phủ Mỹ phải chính thức đảm bảo tiền gửi cho toàn bộ người gửi tiền của SVB và Signature. Nhóm ngân hàng nhỏ đã ráo riết vận động để tránh phải đóng khoản phí đặc biệt này, ngoài ra là khoản tiền bảo hiểm hàng quý.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?