Chi phí lãi vay của nhiều nước tăng vọt cùng với tỷ lệ lạm phát

Nguồn vốn giá rẻ khi giá cả ở mức thấp đến thời điểm nào đó cũng sẽ trở thành đắt đỏ khi lạm phát leo thang.

Chính phủ và doanh nghiệp trên khắp thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua đã vay nợ hàng chục nghìn tỷ USD thông qua kênh trái phiếu có lãi suất neo với tỷ lệ lạ phát, chi phí lãi vay tăng và giảm cùng với diễn biến của lạm phát.

Điều đó cũng có nghĩa rằng nguồn vốn giá rẻ khi giá cả ở mức thấp đến thời điểm nào đó cũng sẽ trở thành đắt đỏ khi lạm phát leo thang, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Gần đây, chi phí vay tiền của tất cả các loại khoản vay của chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều tăng lên khi ngân hàng trung ương các nước đồng loạt nâng lãi suất nhằm kiềm chế áp lực giá cả, tuy nhiên đây không phải yếu tố gây khó khăn duy nhất.

Khi mà các đợt trái phiếu hiện tại đáo hạn, chúng sẽ cần phải được thay thế bằng trái phiếu đợt mới nhưng lãi suất cao hơn rất nhiều. Lãi suất với nhiều khoản vay thường được thả nổi, điều đó đồng nghĩa nó sẽ nhanh chóng thay đổi.

Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm, một chỉ báo quan trọng về chi phí lãi vay của chính phủ, đã tăng lên mức 4,3% tại Anh và 3,4% tại Mỹ. Cả hai loại lãi suất này từng ở dưới mốc 1% trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Trong năm nay, chính phủ các nước trên thế giới sẽ phải thanh toán tổng khoảng 2,2 nghìn tỷ USD tiền nợ, theo ước tính của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings. Chi phí lãi vay của Bộ Tài chính Mỹ tăng 25% lên 652 tỷ USD trong vòng 9 tháng tính đến tháng 6/2023. Chi phí các khoản nợ của chính phủ Đức dự kiến tăng lên mức 30 tỷ euro trong năm nay, cao hơn khoảng 4 tỷ euro so với cách đây khoảng 2 năm.

Quảng cáo

Chính phủ các nước có các khoản nợ có lãi suất neo theo tỷ lệ lạm phát ước tính khoảng 3,5 nghìn tỷ USD ở thời điểm cuối năm 2022, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tương đương khoảng 11% tổng nợ của các nước này.

Trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, chi phí lãi vay tại Anh tăng nhanh nhất. Nước Anh bắt đầu vay nợ mạnh tay dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher, đến năm 1981 trở thành nước phát triển đầu tiên phát hành các loại nợ có lãi suất được neo với tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất của khoảng ¼ nợ của Anh hiện đang được neo với tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ này chỉ thấp hơn chút so với nhóm các nước đang phát triển với lịch sử nợ xấu cao ví như Uruguay, Brazil và Chile.

Tháng 3/2023, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), ông Achim Steiner, đã kêu gọi gia tăng các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ 52 nước đang đối mặt khủng hoảng nợ công, thậm chí đứng trước nguy cơ vỡ nợ, giảm bớt gánh nặng này.

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc về các nước kém phát triển đang diễn ra tại thủ đô Doha (Qatar), ông Steiner nhấn mạnh, thực trạng nợ nần tại các nước đang phát triển này hiện ở mức rất nghiêm trọng, khi tất cả 52 nước "đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, hoặc rất gần với nguy cơ vỡ nợ".

Ông Steiner kêu gọi nỗ lực quốc tế nhằm tăng tính thanh khoản, cũng như những giải pháp tái cơ cấu và gia hạn nợ, tránh để các nước trên lâm vào cảnh vỡ nợ.

Vào tháng 12/2022, Hội nghị quản lý nợ lần thứ 13 do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) chủ trì diễn ra tại Geneve (Thụy Sĩ) đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo nhiều quốc gia, trong bối cảnh làn sóng khủng hoảng toàn cầu đã khiến nhiều nước đang phát triển phải vay nợ nhiều hơn. Thế giới cần các giải pháp đa phương mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ mà các nước đang phát triển phải đối mặt.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?