CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt: “Doanh nhân là một nghề tương đối cô độc”

Trong giai đoạn khó khăn nhất do đại dịch, CEO AZA Travel thậm chí đã phải tự đi ship bia để tiết giảm chi phí và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt: “Doanh nhân là một nghề tương đối cô độc”

Suốt hơn hai năm qua, dù ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng AZA Travel là một trong số ít doanh nghiệp du lịch không phải đóng cửa ngày nào.

Để “sống sót” qua đại dịch, CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho biết, ngay từ đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, công ty đã quyết định chuyển phần lớn nhân sự sang sản xuất, kinh doanh bia tươi organic cao cấp, mặt nạ phòng chống dịch. Công ty cũng đã phải tiết giảm nhân sự đến mức thấp nhất.

Nhờ vậy, sang năm 2022 khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng mạnh, hoạt động kinh doanh của AZA Travel cũng dần lấy lại được phong độ và bắt đầu có lãi, gỡ gạc lại phần nào khoản lỗ của những năm trước.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đạt, CEO AZA Travel để nghe ông chia sẻ về những khó khăn trong hơn hai năm đại dịch và những dự định mới khi ngành du lịch đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Trong hơn hai năm đại dịch, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đã chịu tổn thất rất lớn. Ông đánh giá như thế nào về “sức khỏe” của các doanh nghiệp trong “ngành công nghiệp không khói” hiện nay?

Có thể nói, trải qua hơn hai năm đại dịch, sức khỏe của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch nói riêng đã giảm sút nghiêm trọng, trong đó sức khỏe tài chính bị thua lỗ và nhiều doanh nghiệp thậm chí phá sản, rút khỏi thị trường hoặc phải thu nhỏ quy mô rất nhiều.

Bên cạnh đó, nhân sự ngành du lịch cũng bị rơi rớt không ít, nhiều nhân sự trong ngành đã không thể chờ đợi được sau hai năm “đóng băng” hoạt động. Họ buộc phải chuyển nghề và không quay trở lại nữa dù ngành du lịch đã phục hồi bởi họ đã tìm được công việc thu nhập cao hơn, ổn định hơn, trong khi đó nhân sự mới chưa đáp ứng được yêu cầu.

Về quản trị, thị trường hiện nay đã thay đổi rất lớn, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thói quen tiêu dùng của khách, đơn cử như xu hướng 4.0 khiến khách hàng chuyển qua mua sắm qua mạng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể nhận thức chưa rõ lắm về điều này, vẫn mơ hồ hoặc biết nhưng “lực bất tòng tâm” không có tiền để đầu tư. Nhìn chung, sức khỏe của các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng rất nhiều sau hơn hai năm đại dịch.

Trong bối cảnh khó khăn chung, ông nhìn nhận như thế nào về các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch?

Đúng là trong thời gian qua Chính phủ và các bộ, ngành đã có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, tôi nhận thấy những hỗ trợ này chưa được nhiều và mang tính thực tế lắm. Ví dụ như việc hỗ trợ khoảng 3,7 triệu đồng cho các nhân sự hay hướng dẫn viên du lịch nhưng khoản tiền này chỉ đủ nuôi sống họ trong một tháng, thậm chí không đủ, trong khi dịch bệnh làm ảnh hưởng đến ngành suốt hơn hai năm.

Hiện nay dịch gần như đã biến mất, mọi người quay trở lại với cuộc sống bình thường, COVID gần như không ảnh hưởng nữa, đây là cơ hội rất tốt để ngành du lịch phục hồi.

Còn với các công ty du lịch, các khách sạn, nhà xe,… được hỗ trợ thông qua các gói cho vay nhưng việc tiếp cận khá khó khăn bởi thực chất các ngân hàng cũng là các doanh nghiệp kinh doanh, cũng phải cân nhắc đến lợi nhuận và các mức rủi ro cho nên họ không thể dễ dàng cho vay các gói lãi suất rẻ và ít tài sản đảm bảo, nhất là không cho các công ty thua lỗ vay. Trong khi đó, các công ty du lịch tài sản rất ít, lại trải qua hai năm kinh doanh thua lỗ nên hầu như không tiếp cận được các nguồn vốn.

Tất nhiên, một số giai đoạn doanh nghiệp cũng được giảm giá tiền điện nhưng chính sách này có ý nghĩa nhiều hơn với các doanh nghiệp lưu trú. Bên cạnh đó, thời gian được giảm các doanh nghiệp này cũng không có nhiều khách nên tác dụng không nhiều.hiện nay dịch gần như đã biến mất, mọi người quay trở lại với cuộc sống bình thường, COVID gần như không ảnh hưởng nữa, đây là cơ hội rất tốt để ngành du lịch phục hồi.

Dù vậy, tôi đánh giá khá cao chính sách phòng dịch của Chính phủ, trong thời gian đầu Việt Nam chống dịch khá tốt nên cũng giúp du lịch trong nước vẫn on/off được, dở sống dở chết chứ không chết hẳn. Đặc biệt, cứ sau một làn sóng dịch người dân lại đi du lịch nên doanh nghiệp vẫn có chút ít nguồn thu.

Còn hiện nay dịch gần như đã biến mất, mọi người quay trở lại với cuộc sống bình thường, COVID gần như không ảnh hưởng nữa, đây là cơ hội rất tốt để ngành du lịch phục hồi. Hiện tại, kết quả thống kê cho thấy, du lịch nội địa mới 8-9 tháng đầu năm đã vượt cả mấy chục % kế hoạch cả năm và vượt cả năm trước dịch (2019). Còn du lịch quốc tế cũng đang phục hồi nhưng chậm hơn.

Quảng cáo

COVID được ví như giai đoạn “lửa thử vàng” với doanh nhân Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về mức độ trưởng thành của doanh nhân Việt Nam sau giai đoạn gian nan vừa qua?

Rõ ràng COVID là giai đoạn quá gian nan và không ai đoán định được. Ảnh hưởng của đại dịch mang tính toàn cầu, các doanh nhân không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đã rất vất vả để đối phó với các tác động của đại dịch. Việc lãnh đạo doanh nghiệp phải điều hành trong trạng thái VUCA (Volatility-Biến động, Uncertainty-Bất định, Complexity-Phức tạp, Ambiguity-Mơ hồ) thực sự rất thử thách.

Do đó, tôi cho rằng các doanh nghiệp sống sót qua đợt dịch này đã là một thành công, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch. Tôi tin rằng qua đại dịch các doanh nghiệp cũng có sức sống mãnh liệt hơn và sẽ có những bước phát triển trong thời gian tới khi thị trường đang phục hồi.

ceo-aza-travel-nguyen-tien-dat-doanh-nhan-la-mot-nghe-tuong-doi-co-doc-20221013115349-339.jpg

Bản thân ông đã rút ra được điều gì từ đại dịch?

Thực ra đại dịch đi qua để lại nhiều bài học, mà trong số đó là lãnh đạo doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt và tin vào bản thân, “cứu mình trước khi trời cứu”.

Bên cạnh đó, tôi nhận thấy trước dịch doanh nghiệp du lịch mang tính cạnh tranh nhiều hơn nhưng qua đợt dịch này các doanh nghiệp mang tính liên kết hơn để cùng xây dựng sản phẩm, cùng tìm hiểu về sản phẩm, cùng bán sản phẩm, nói chung là mang tính bổ trợ nhau nhiều hơn. Bởi sau đại dịch hầu hết các doanh nghiệp đều yếu đi, có “đánh nhau” nữa thì đều chết nên phải liên kết lại để cùng tồn tại.

Trong thời gian tới, tôi cho rằng xu thế vẫn là đan xen, vừa cạnh tranh vừa liên kết. Ngoài ra, trong đợt dịch này, nhiều startup mới cũng ra đời với khả năng nắm bắt thị trường tốt hơn, dần chiếm lĩnh thị phần của những doanh nghiệp có thể to nhưng già cỗi, chậm thay đổi.

Vậy còn AZA Travel thì sao, công ty đã làm gì để thích ứng với tình hình mới?

Doanh nghiệp của chúng tôi cũng không ngoại lệ, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt. Trong đợt dịch tôi phải ưu tiên nghĩ ra các việc để nhân viên có việc làm. Trước đây, chúng tôi có thể quen làm các đoàn lớn, tour nước ngoài kiếm nhiều tiền nhưng thời điểm dịch có khi phải bán từng phòng khách sạn, tư vấn cho khách cũng vất vả hơn nhưng tóm lại vẫn có việc cho nhân viên, mặc dù doanh nghiệp vẫn lỗ.

Cùng với đó, công ty phải chuyển sang sản xuất và kinh doanh bia tươi organic và rất mừng là phản ứng của thị trường khá tốt. Chúng tôi đã đẩy mạnh bán online, ship đến tận nhà khách hàng. Nhờ đó, một bộ phận nhân viên vẫn có việc làm, thậm chí có thu nhập cao hơn khi làm du lịch.

Tất nhiên trong khó khăn chung của đại dịch chúng tôi cũng buộc phải cắt giảm nhân sự và đảm bảo các vị trí còn lại đa di năng, có thể làm nhiều nhiệm vụ khác nhau như sale có thể kiêm luôn marketing, chăm sóc khách hàng,…

Ngoài ra, chúng tôi cũng phải quan tâm đến chuyển đổi số, dù không phải tiến hành một cách bài bản lắm nhưng cũng bắt buộc ở trong một số quy trình của công việc, đặc biệt trong marketing phải tính chuyển đổi số nhiều hơn chứ không chỉ dựa vào truyền thống như trước đây.

Kết quả, qua 9 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh khá tốt, 9 tháng doanh nghiệp đã có lãi và mức tăng trưởng dự báo khá khả quan, bắt đầu gỡ gạc được tiền lỗ của những năm trước. Với kết quả như vậy, chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch bùng nổ hơn trong năm 2023 khi du lịch quốc tế được dự báo sẽ trở lại một cách mạnh mẽ. Còn năm 2022, chúng tôi coi du lịch nội địa là chính và là bản lề cho sự hồi phục.

Đại dịch đã khiến khá nhiều doanh nhân trẻ chùn bước trước con đường kinh doanh, ông có muốn nhắn nhủ điều gì với họ?

Nói về các doanh nhân trẻ, tôi cho rằng các bạn chính là cơ hội. Trong thời đại mà “cá lớn nuốt cá bé” đã qua và chuyển sang “cá nhanh nuốt cá chậm” thì các công ty lớn có thể là cá chậm, trong khi các công ty nhỏ nhưng giỏi về công nghệ có thể là cá nhanh. Các bạn trẻ có lợi thế về công nghệ hoàn toàn có thể phát triển khá nhanh, có được mô hình kinh doanh chuẩn, có sự đam mê cộng với đầu tư về mặt tài chính nữa thì sẽ rất nhanh lớn.

Trải qua đại dịch tôi càng thấm thía một điều, rằng với người làm kinh doanh luôn luôn phải xác định doanh nhân là một nghề tương đối cô độc. Nhiều khi doanh nghiệp do mình đẻ ra gặp khó khăn không ai cứu được mình, cũng không nên quá trông chờ vào các hỗ trợ của nhà nước hay gia đình vì nguồn lực nào cũng có hạn. Khi đó, bản thân phải phát huy tinh thần doanh nhân vượt khó, vượt khổ, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đặc biệt trong thời VUCA thì phải hết sức tỉnh táo, linh hoạt, ứng biến, sáng tạo để có thể vượt qua thách thức và nắm bắt các cơ hội.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Thêm một doanh nghiệp đăng ký xây khu dân cư 311 tỷ đồng ở Hải Dương

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương vừa mở hồ sơ lần 2 đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư mới Vườn Đào, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng.

9 tháng, TP. Hồ Chí Minh thu hơn 10.600 tỷ đồng từ nhà và đất Hà Nội phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700 ha

CII được duyệt đầu tư dự án gần 4.500 tỷ đồng phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Ngày 7/10, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII) đã công bố thông tin về việc công ty con của doanh nghiệp này được chấp thuận đầu tư dự án bất động sản phía Tây TP. Hồ Chí Minh.

Bất động sản hay ngân hàng cũng 'thua' tốc độ tăng thu nhập bình quân của ngành này 9 tháng, TP. Hồ Chí Minh thu hơn 10.600 tỷ đồng từ nhà và đất

Hà Nội phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700 ha

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 5103/QĐ-UBND ngày 30/9/2024 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (HL6), tỷ lệ 1/2000.

Bộ KH&ĐT kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8% Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu chế tài xử lý hành vi “thổi giá” bất động sản

Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu chế tài xử lý hành vi “thổi giá” bất động sản

Về xử lý hành vi thao túng thị trường, thổi giá, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023… đã có quy định rất rõ ràng.

Tây Hà Nội đăng ký xây khu dân cư hơn 2.200 tỷ đồng ở Hoà Bình Thủ tướng: Nhiệm vụ của quý IV còn rất nặng nề, cần nỗ lực hơn để đạt GDP trên 7%

Giá chung cư Hà Nội thiết lập mức đỉnh mới, xấp xỉ 70 triệu đồng/m2

Theo số liệu của Savills, giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đạt 69 triệu đồng/m2, tăng 6% theo quý và 28% theo năm. Giá thứ cấp trung bình đạt 51 triệu đồng/m2, tăng 10% theo quý và 41% theo năm.

Hà Nội đón thêm hàng nghìn căn hộ chung cư đủ điều kiện mở bán Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Giá chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bất ngờ quay đầu giảm

Sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung trong quý đã góp phần làm thay đổi giá bán sơ cấp trung bình của toàn thị trường. Hết quý III/2024, giá trung bình nguồn cung sơ cấp (bao gồm cả hàng tồn kho & nguồn cung mới) toàn TP. Hồ Chí Minh đạt 68 triệu đồng/m2 thông thủy.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Siêu cảng 55.000 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Thêm 54 thửa đất ở huyện vùng ven Hà Nội chuẩn bị được mang ra đấu giá

Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo, vào ngày 13/10 sẽ phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? 70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao? Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ mới trong quý 3 tăng mạnh nhưng giá trung bình vẫn 70 triệu đồng/m2, dự báo giá còn tiếp tục tăng

Căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp hơn, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác, nhận định của bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội.

Chung cư phía Nam bước vào cuộc đua cuối năm Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động