Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

"Mắt xích" bên lề sóng

Ngân hàng SHB và Công ty Chứng khoán SHS đều là những mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của Tập đoàn T&T (tỷ lệ sở hữu của T&T tại SHB là 7,85% và tại SHS đang là 5,6%). Đồng thời, các thành viên trong gia đình Bầu Hiển đều đang nắm giữ các vai trò chủ chốt trong đội ngũ lãnh đạo của SHB và SHS.

Lịch sử của hai cổ phiếu SHB và SHS đã bắt đầu trên HNX từ năm 2009. Tới năm 2021, SHB đã chuyển từ HNX sang HOSE và tới tháng 7/2023, SHB đã chính thức góp mặt trong rổ VN30 danh giá.

Trong toàn bộ thời gian niêm yết trên thị trường chứng khoán, SHB đang tăng trưởng dương 8/16 năm, còn SHS có 7/16 năm tăng giá.

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)
Diễn biến giá cổ phiếu SHB và SHS

Trong năm 2024, vận động của hai cổ phiếu SHB và SHS chưa thực sự hòa nhập với diễn biến "sóng" cổ phiếu hai ngành ngân hàng và chứng khoán, với những kết quả khiêm tốn. Tính đến hết phiên giao dịch 23/12, SHB gần như ở “vạch xuất phát”, trong khi SHS thậm chí giảm 31,22% từ đầu năm.

Xét trong nhóm ngành, thành tích của SHB đứng thứ 19 trong nhóm cổ phiếu Ngân hàng còn SHS đứng thứ 31 so với các cổ phiếu Chứng khoán tính đến hết phiên giao dịch 23/12.

Hiện xu hướng giao dịch của 2 cổ phiếu dường như đều đang cần đến những cú hích để trở lại xu hướng tăng dài hạn, khi cùng đang ở dưới đường trung bình 200 ngày - MA200.

Những dấu ấn trong 2024

Quảng cáo

Trong 9 tháng đầu năm 2024, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9.048 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,3% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước. Cho vay khách hàng đạt 480.984 tỷ đồng, tăng trưởng 9,7%. Với hạn mức tăng trưởng tín dụng là 14%, SHB sẽ cần nỗ lực hơn trong giai đoạn cuối năm.

Đáng chú ý, HĐQT SHB mới đây đã thông qua việc chuyển nhượng 50% vốn điều lệ còn lại tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác Krungsri. Qua đó, Ngân hàng đang trên đường hoàn tất thỏa thuận chuyển đã được ký vào tháng 08/2021.

Thương vụ sẽ mang lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho ngân hàng SHB và giúp tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi và đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Trong khi đó, tại Chứng khoán SHS, đang có những sự chuyển mình rõ nét hơn kể từ sau khi con trai bầu Hiển – ông Đỗ Quang Vinh tiếp quản ghế chủ tịch HĐQT từ năm 2022.

Vừa qua, SHS đã công bố nhận diện thương hiệu mới trong dịp kỷ niệm 17 năm thành lập. Đồng thời, SHS cũng đang tiến hành các thủ tục để chuyển trụ sở Công ty về địa chỉ mới tại 43 Lý Thường Kiệt.

Đây là những nội dung đã được Chủ tịch Đỗ Quang Vinh xin ý kiến cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Bên cạnh đó, SHS vẫn còn dang dở kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.131,6 tỷ đồng lên 17.076,3 tỷ đồng. Công ty dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2024-2025.

Ban lãnh đạo SHS định hướng mô hình kinh doanh của SHS tập trung vào mảng tự doanh với đóng góp thường chiếm 50% lợi nhuận. Cuối quý III/2024, danh mục tự doanh của SHS có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu như FRT (+72%), FPT (+82%), MWG (+44%) đang có thành tích vượt trội so với thị trường chung. Theo chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Công ty chưa có kế hoạch hiện thực hóa lợi nhuận và kiên trì nắm giữ các khoản đầu tư.

Cùng với đó, SHS sẽ đẩy mạnh thêm mảng IB và mảng môi giới trong đó làm mới mảng môi giới với tham vọng trở lại Top 10 tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu hoạt động của SHS đạt 1.440 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 953 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, Công ty đã thực hiện được 92% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2024, so với mục tiêu đạt hơn 1.035 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Đề xuất tăng mức phạt tiền với các vi phạm chứng khoán

Bộ Tài chính, UBCKNN lấy ý kiến Dự thảo Nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP và Nghị định số 158/2020/NĐ-CP

Chứng khoán FPT muốn vay VIB tối đa 1.750 tỷ để tự doanh, cho vay margin… nhưng nói không với trái phiếu doanh nghiệp Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Đứt chuỗi 8 tuần tăng, chiến lược giao dịch khi thị trường rung lắc

Sau 8 tuần tăng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu “hụt hơi”. Áp lực chốt lời trỗi dậy, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn và những động lực mới để kéo chỉ số lên cao vẫn còn là dấu hỏi lớn. Liệu đây là nhịp nghỉ chân hay khởi đầu cho một đợt điều chỉnh sâu hơn?

Thị trường ghi nhận những biến động lớn ở TPB, ORS, IJC Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường đứt chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp

Thị trường có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp nhưng chỉ đi kèm những rung lắc nhẹ trong phiên. Đáng chú ý, dù là phiên cuối để các quỹ ETFs ngoại cơ cấu danh mục, quy mô bán ròng trên HOSE đã xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm Thành viên Hội đồng Quản trị TPBank

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Ngày 20/3/2025, CTCP Chứng khoán Nhất Việt (mã VFS) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh 2025, kế hoạch tăng quy mô vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phê duyệt đơn từ nhiệm của hai nhân sự cấp cao trong Hội đồng quản trị (HĐQT).

Bí ẩn Amber Holdings - hệ sinh thái hậu thuẫn Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn "thần tốc" Chứng khoán VFS muốn tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng trong năm 2025