Các nền kinh tế mới nổi "chịu trận" vì giá thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt

Mặc dù các nền kinh tế phát triển cũng gặp khó khăn vì lạm phát, nhưng theo các chuyên gia, các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng mạnh hơn.

Theo trang oilprice.com, Mỹ đang phải vất vả đối phó với giá cả hàng hóa tăng cao, như nhiên liệu và thực phẩm. Mặc dù giá xăng đã giảm đáng kể so với mức đỉnh trên 5 USD/gallon nhưng vẫn cao hơn 10,6% so với một năm trước; dầu diesel cao hơn 46,5%; giá lương thực tăng 11,4% trong năm qua - là mức tăng hàng năm cao nhất trong 23 năm.

Các chuyên gia cho rằng lạm phát ở Mỹ có thể đã đạt đỉnh vào mùa hè và giá nhiên liệu sẽ giảm thêm 11% vào năm 2023 nhưng vẫn sẽ mất nhiều năm để giá giảm xuống từ mức kỷ lục năm nay.

Vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều ở các nền kinh tế đang phát triển. Theo báo cáo mới nhất về Triển vọng Thị trường Hàng hóa của Ngân hàng Thế giới, giá trị đồng tiền đang giảm ở hầu hết các nước đang phát triển, từ đó đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu lên. Điều này có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng mà nhiều nước đã phải đối mặt.

Theo Ngân hàng Thế giới, tại gần 60% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi nhập khẩu dầu, do đồng nội tệ mất giá nên giá dầu tính bằng đồng nội tệ đã tăng từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Hơn nữa, gần 90% trong số các nền kinh tế này có giá lúa mỳ tính theo đồng nội tệ tăng mạnh hơn so với mức tăng giá của USD.

Quảng cáo

Trên cơ sở khu vực, trung bình lạm phát giá lương thực ở Nam Á cao hơn 20% trong ba quý đầu năm 2022. Các khu vực khác gồm Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi, châu Phi cận Sahara và Đông Âu và Trung Á, đã trải qua lạm phát giá lương thực trung bình từ 12% đến 15%. Đông Á và Thái Bình Dương có kết quả tốt hơn hầu hết các quốc gia đang phát triển một phần là nhờ giá gạo ổn định - mặt hàng lương thực chủ lực của khu vực.

Ngân hàng Thế giới lưu ý: “Kết hợp giữa giá hàng hóa tăng cao và đồng tiền mất giá liên tục gây ra lạm phát cao hơn ở nhiều quốc gia”. Ngân hàng này cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển không có nhiều điều kiện để quản lý chu kỳ lạm phát toàn cầu vốn rõ rệt nhất trong nhiều thập kỷ.

Theo ông Ayhan Kose, Giám đốc Nhóm Triển vọng của Ngân hàng Thế giới, tình hình sắp tới sẽ trở nên tồi tệ hơn. Các nền kinh tế mới nổi cần sẵn sàng cho giai đoạn mà các thị trường hàng hóa và tài chính toàn cầu thậm chí còn biến động mạnh hơn.

Tại Mỹ, Ngân hàng Thế giới đã dự báo rằng giá năng lượng sẽ giảm 11% vào năm 2023 sau khi tăng 60% trong năm nay; giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 92 USD/thùng vào năm 2023 rồi giảm xuống 80 USD/thùng vào năm 2024 - vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm là 60 USD/thùng.

Theo ngân hàng này, cả giá khí đốt tự nhiên và giá than đều sẽ giảm vào năm 2023 so với mức cao kỷ lục vào năm 2022, nhưng dự báo giá khí đốt tự nhiên của Mỹ và giá than của Australia vẫn cao gấp đôi mức trung bình trong 5 năm qua vào năm 2024. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể cao hơn gần bốn lần.

Xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm tới 2 triệu thùng mỗi ngày do các lệnh trừng phạt dầu Nga của châu Âu sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới