Các đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương ngày càng phủ sóng rộng

Tổng cộng 134 quốc gia, chiếm 98% nền kinh tế toàn cầu, hiện đang phát triển phiên bản kỹ thuật số của đồng tiền nước mình.

tien-20220809183513.jpg
Các đồng tiền điện tử. Ảnh: Reuters

 

Gần một nửa trong số đó đang ở giai đoạn cao và những nước tiên phong như Trung Quốc, Bahamas và Nigeria đã bắt đầu ghi nhận sự gia tăng về mức độ sử dụng các đồng tiền kỹ thuật số này.

20211209-085232-0000-20211209085319-20220509104738.png
Đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) ở Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: BNEWS/TTXVN 

 

Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 17/9 của tổ chức Atlantic Council cho thấy tất cả các thành viên thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hiện đều đang nghiên cứu về các đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC), và tổng cộng 44 quốc gia đang thử nghiệm hình thức tiền số này, cao hơn con số 36 quốc gia thời điểm một năm trước.

Quảng cáo

Các chuyên gia Josh Lipsky và Ananya Kumar của Atlantic Council cho biết một trong những diễn biến đáng chú ý nhất trong năm nay là sự gia tăng đáng kể của CBDC tại Bahamas, Jamaica và Nigeria, ba quốc gia duy nhất đã triển khai hình thức tiền số này.

Tương tự, Trung Quốc, quốc gia đang thực hiện chương trình thí điểm CBDC lớn nhất thế giới, đã ghi nhận mức độ sử dụng đồng NDT số tăng gần gấp bốn lần lên 7.000 tỷ NDT (987 tỷ USD) giao dịch, theo thông tin từ các quan chức nước này. Ông Lipsky dự đoán một năm nữa Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - ngân hàng trung ương) sẽ đến gần với việc ra mắt chính thức đồng NDT số.

Tiến triển cũng được ghi nhận tại các nơi khác. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã khởi động một dự án thí điểm đồng euro kỹ thuật số kéo dài nhiều năm. Còn Mỹ, quốc gia lâu nay vẫn chần chừ với việc phát triển đồng USD kỹ thuật số, đã tham gia một dự án CBDC xuyên biên giới với sáu ngân hàng trung ương lớn khác.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn tụt hậu xa so với hầu hết các ngân hàng hàng đầu khác. Ông Lipsky nhấn mạnh Mỹ là một trong những quốc gia thể hiện nhiều lo ngại nhất về quyền riêng tư và các vấn đề khác.

Hồi tháng Năm, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật cấm phát hành trực tiếp đồng CBDC 'bán lẻ' - tức là đồng USD số cho người dân sử dụng. Thượng viện vẫn chưa có động thái nào, nhưng đây vẫn là một vấn đề nổi bật trong chiến dịch tranh cử tổng thống giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris.

Kể từ khi xảy ra xung đột Nga- Ukraine và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ban hành các biện pháp trừng phạt, số lượng các dự án giao dịch CBDC “bán buôn” chỉ dành cho ngân hàng với nhau đã tăng hơn gấp đôi lên con số 13.

Trong đó, dự án phát triển nhanh nhất, có tên mBridge, kết nối các đồng CBDC của Trung Quốc, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Hong Kong (Trung Quốc) và Saudi Arabia và dự kiến sẽ mở rộng sang nhiều quốc gia hơn trong năm nay.

Nga không thể tham gia vào các dự án này, nhưng với dự án thí điểm đồng ruble kỹ thuật số của nước này, đồng CBDC của Nga hiện được chấp nhận tại tàu điện ngầm Moskva và một số trạm xăng. Iran cũng đang nghiên cứu về một đồng rial kỹ thuật số.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn hai tháng

Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng nhờ được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD cùng nhu cầu trú ẩn an toàn, do những lo ngại xung quanh chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Giá vàng tăng trong phiên chiều 20/1 do đồng USD yếu Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Một tuần sẽ có nhiều biến động của giá vàng

Cả giới chuyên gia và nhà đầu tư bán lẻ đều lạc quan về kim loại màu vàng trước lễ nhậm chức lần thứ 2 của ông Donald Trump. Tuy nhiên trong ngắn hàng, họ cho rằng việc xác định hướng đi là rất khó khăn vì phụ thuộc rất nhiều vào tác động của thuế quan do ông Trump áp dụng.

Giá vàng châu Á hướng đến tuần tăng thứ ba liên tiếp Giá vàng thế giới quay đầu giảm trước áp lực chốt lời