Các công ty năng lượng "ôm" hơn 2 tỷ USD của khách hàng

Điều tra cho thấy các công ty cung cấp điện và khí đốt đang gia tăng các khoản thanh toán của khách hàng bằng tài khoản ghi nợ trực tiếp ngay cả khi họ có tiền trong tài khoản tín dụng.

Tờ The Telegraph dẫn kết quả một cuộc điều tra cho thấy các công ty năng lượng của Anh đang giữ gần 2 tỷ bảng Anh (2,4 tỷ USD) của khách hàng giữa lúc người dân đang chật vật với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Điều tra cho thấy các công ty cung cấp điện và khí đốt đang gia tăng các khoản thanh toán của khách hàng bằng tài khoản ghi nợ trực tiếp ngay cả khi họ có tiền trong tài khoản tín dụng.

Theo tờ Telegraph, những công ty cung cấp năng lượng đã tự động thanh toán hóa đơn hằng tháng bằng cách rút thẳng từ tài khoản của hơn 10 hộ gia đình, ngay cả khi những khách hàng có số dư hơn 1.000 bảng Anh trong thẻ tín dụng.

Một số công ty đang bị cáo buộc sử dụng khoản tiền này làm nguồn vốn chi phí thấp trong khi nhiều gia đình Anh đang chật vật vì “bão giá”. Công ty Centrica, chủ sở hữu của British Gas, đang giữ khoảng 588 triệu bảng thu trước của khách hàng.

Đây là con số nợ cao nhất của một công ty, nhưng Centrica tuyên bố đã “khoanh giữ” các khoản tiền này, do đó số tiền không được sử dụng làm vốn lưu động.

Theo Telegraph, một số công ty, trong đó có Octopus và Ovo, đang nợ khách hàng hơn 100 triệu bảng trong khi Shell có 45 triệu bảng.

Đại diện Octopus khẳng định không sử dụng số dư tín dụng của khách hàng để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng thừa nhận sử dụng một phần tiền để bù đắp cho các hóa đơn năng lượng mà các khách hàng khác đã dùng mà chưa thanh toán.

Quảng cáo

Về phần mình, công ty Shell sử dụng số dư tín dụng của khách hàng làm vốn lưu động, nhưng lại tuyên bố không dựa vào nguồn tiền này và đang tiếp cận khoản tài trợ cần thiết từ các nguồn khác.

Hiện chưa có quy định nào ngăn các công ty sử dụng tiền mặt do khách hàng thanh toán vào hoạt động kinh doanh.

Tháng 11 vừa qua, Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem cho biết đã xem xét việc cho phép các nhà cung cấp sử dụng một phần số dư tín dụng khách hàng để đổi mới, duy trì hoạt động kinh doanh, phòng ngừa rủi ro, nhưng không dành cho các khoản chi tiêu rủi ro như tài trợ cho hoạt động phát triển không bền vững.

Tuy nhiên, một báo cáo của công ty phân tích Oxera cho thấy kể từ mùa Hè năm ngoái, hoạt động của nhiều công ty năng lượng sa sút do dựa vào số dư tín dụng của khách hàng để thúc đẩy tăng trưởng.

Hiện Ofgem cho biết các công ty nên đưa ra cảnh báo nếu số dư tín dụng của khách hàng chiếm hơn 50% tổng tài sản của công ty.

Kết quả điều tra được công bố trong bối cảnh người dân đang đối mặt với chi phí năng lượng gia tăng. Một số hộ gia đình nói rằng không còn có khả năng trang trải chi phí để sưởi ấm nhà ở.

Chi phí năng lượng đã tăng gần như gấp đôi trong năm qua, từ mức trung bình 1.277 bảng Anh vào tháng 10/2021 lên 2.500 bảng hiện nay. Chi phí thực tế thậm chí cao hơn, nhưng đã được hạ xuống nhờ sự hỗ trợ của chính phủ.

Giá năng lượng tăng giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine khiến giá khí đốt leo thang. Khí đốt vốn được dùng để sản xuất khoảng 30% sản lượng điện của nước Anh.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025