Các công ty chứng khoán "đốt" bao nhiêu tiền cho cuộc đua giành thị phần môi giới?

Việc có thể "xưng vương" trong cuộc chiến giành thị phần môi giới cũng đồng nghĩa với việc nhiều công ty chứng khoán phải bỏ ra nhiều chi phí để thu hút khách hàng.

Thị phần giao dịch môi giới quý 4/2022 ghi nhận top các công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu niêm yết gồm có: VPS (14,82%), SSI (9,96%), VNDirect (7,51%), Mirae Asset (6,31%), HSC (6,19%), VCSC (5,14%), MBS (4,88%), TCBS (3,73%),...

Ngoại trừ VNDirect báo lỗ trong quý 4, hầu hết những cái tên kể trên cũng đều nằm trong danh sách những công ty chứng khoán dẫn đầu về chỉ tiêu lợi nhuận trong quý cuối cùng và cả năm 2022. Riêng TCBS, SSI và VNDirect vẫn giữ được mức lợi nhuận nghìn tỷ tính trong một năm, dù có sự sụt giảm đáng kể so với năm trước đó.

image-3853.png 1-5147.png

Tính riêng mảng môi giới, doanh thu của top thị phần đã tăng lên rất nhanh trong giai đoạn COVID (khoảng giữa năm 2020 tới hết năm 2021), nguyên nhân dễ hiểu bởi thị trường chứng khoán thăng hoa và dòng tiền F0 cuồn cuộn chảy vào đẩy thanh khoản tăng đột biến.

Tuy nhiên từ quý 1/2022 tới hiện tại, xu hướng giảm của khoản thu từ môi giới được thể hiện khá rõ ràng. Hầu hết doanh thu môi giới quý sau đều sụt so với quý liền trước trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và dòng tiền không còn quá dễ dãi.

Cụ thể hơn, VPS tiếp tục vượt mặt các tên tuổi lớn ngành chứng khoán về doanh thu môi giới, con số trong quý 4 đạt 550 tỷ đồng, song chỉ bằng phân nửa so với mức thực hiện kỷ lục trong quý 4/2021. Đây cũng là quý thứ 5 liên tiếp doanh thu môi giới của VPS sụt giảm so với quý liền trước. Dù vậy, mức thực hiện của công ty chứng khoán này vẫn gấp bằng lần các công ty khác cùng ngành.

Quảng cáo

Trong khi đó, doanh thu môi giới của SSI đạt 319 tỷ đồng trong quý 4; tuơng tự VCSC đạt 210 tỷ đồng; VNDirect ghi nhận 207 tỷ đồng, HSC đạt 195 tỷ đồng, Mirae Asset đạt 153 tỷ đồng.

Tổng cộng, trong cả 2022, top 10 công ty chứng khoán thị phần môi giới lớn nhất HoSE đã ghi nhận doanh thu mảng môi giới khoảng 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận gộp mảng môi giới đạt hơn 3.550 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với mức thực hiện trong năm 2021.

image1-1339.png

Tuy vậy, hiệu quả mảng môi giới giữa các công ty là tương đối khác nhau. Xét chỉ tiêu chi phí môi giới/doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán top đầu thị phần, VPS luôn ghi nhận quanh ngưỡng 80% trong 2 năm trở lại đây. Tức là VPS thu 10 đồng từ môi giới thì chi ra tới 8 đồng, biên lợi nhuận rất mỏng.

Thậm chí tại Mirae Asset hay SSI, tỷ trọng chi cho môi giới/doanh thu có những quý vượt mức 100%, đồng nghĩa không có lãi trong mảng môi giới. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng dù chịu lỗ từ hoạt động môi giới nhưng các CTCK lại có thể bù đắp lại bằng hoạt động cho vay margin.

Đối với trường hợp của TCBS, tỷ trọng chi phí/doanh thu môi giới của công ty này chỉ ở mức 18%, tương ứng biên lợi nhuận cao ấn tượng, lên tới 82% (10 đồng doanh thu có tới 8,2 đồng lãi thực nhận). Công ty hoạt động theo mô hình không có nhân viên môi giới và vì thế có thể cắt giảm tối đa các chi phí trung gian. Ngoài ra, đây cũng là công ty ghi nhận mức tổng lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 cao nhất toàn hệ thống. Đặc thù của TCBS tập trung kinh doanh cốt lõi vào mảng sản phẩm đầu tư, cụ thể là trái phiếu, hiện đã 7 năm liên tiếp TCBS giữ vững vị trí quán quân trên bảng xếp hạng mảng này tại HoSE. Gần đây, TCB đang dần cho thấy dấu hiệu rõ ràng hơn, nhập cuộc mạnh mẽ để tranh giành thị phần môi giới cổ phiếu.

image2-2745.png

Thực tế, mô hình hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam thông thường có bốn nguồn thu chính gồm lãi cho vay margin, dịch vụ môi giới, tư vấn phát hành và hoạt động tự doanh. Với việc thị trường ảm đạm, mảng kinh doanh môi giới chịu áp lực mạnh nhất khi có mối quan hệ mật thiết với sự sôi động của thị trường. Có thể "xưng vương" trong cuộc chiến giành thị phần môi giới cũng đồng nghĩa với việc nhiều công ty chứng khoán phải bỏ ra nhiều chi phí để thu hút khách hàng. Điều này khiến hiệu quả môi giới tại một số công ty không mấy tích cực, biên lãi gộp chỉ "mỏng như tờ giấy", thậm chí còn thua lỗ.

Cũng xuất phát từ đây, một số CTCK đã mạnh dạn bỏ hoạt động môi giới bằng người như TCBS, Pinetree, DNSE... thay vào đó là các chương trình giảm phí cho người dùng. Động thái mang tính đánh đổi doanh thu lấy tệp khách hàng và hướng đi này khiến cuộc đua giảm phí giữa các CTCK càng trở nên căng thẳng. Trong khi đó, nguồn thu dần bị thu hẹp khi làn sóng nhà đầu tư mới hạ nhiệt. Cộng thêm sự tham gia của nhóm CTCK ngoại với tiềm lực tài chính hùng hậu của các tập đoàn mẹ đứng sau dự báo sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ: Chuỗi giảm điểm dài nhất của Dow Jones kể từ tháng 2/1978

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 17/12, trong đó chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên giảm thứ 9 liên tiếp, trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước khi Fed công bố quyết định chính sách.

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ lập đỉnh, Dow Jones vượt 45.000 điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 10/12 cùng giảm điểm

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên chiều 17/12, khi sự chú ý đổ dồn vào quyết định chính sách sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất

“Thị trường chứng khoán chờ nhịp bứt phá, chuẩn bị cho một con sóng lớn”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank, thanh khoản thị trường năm 2025 có thể đạt hơn 25.500 tỷ đồng, chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất, trên 1.400 điểm, mức trung bình dao động 1.350 điểm.

Chuyên gia chứng khoán "gọi" tên những nhóm cổ phiếu triển vọng đầu tư trong 2025 Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Phiên bùng nổ chưa phải đáp án "cuối" cho thị trường

Thị trường đã trải qua một tuần đi ngang và giảm điểm nhẹ kể từ sau phiên bùng nổ. Các chuyên gia đưa ra những lý giải về trạng thái thị trường và dự báo về xu hướng tiếp theo.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12

Các chỉ số chứng khoán Phố Wall đã giảm điểm vào phiên 12/12, khi các nhà đầu tư đánh giá thận trọng về các chỉ số kinh tế chủ chốt trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.

Phố Wall quay đầu giảm điểm sau khi chạm mức cao kỷ lục Nvidia bị điều tra, Phố Wall chìm trong sắc đỏ