Bước đệm chờ chuyển mình của cổ phiếu HPG

Câu chuyện ngành thép dường như đã tạm nguội đi sau quý III/2024 kém thuận lợi của thị trường chứng khoán. Dù vậy, có thể đây chỉ là bước đệm cho một giai đoạn mới của cổ phiếu HPG.

Bước đệm chờ chuyển mình của cổ phiếu HPG

Nhịp điều chỉnh và tích lũy

Trong đợt sóng nửa đầu năm 2024, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã từng có mức tăng trưởng hơn 22% khi đạt mức giá cao nhất 29.950 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, tính đến hết phiên giao dịch 24/10, HPG chỉ còn tăng 4,1%.

Đồng thời, HPG cũng đang trong trạng thái điều chỉnh với chênh lệch thị giá so với đỉnh (Drawdown) của năm 2024 là 12%, vượt xa mức Drawdown của VN-Index là 4%.

Bước đệm chờ chuyển mình của cổ phiếu HPG
Cổ phiếu HPG đang trong giai đoạn điều chỉnh sau nhịp tăng nửa đầu năm 2024.

 

Dù vậy, so với các cổ phiếu khác trong ngành thép, HPG vẫn cho thấy những sự khác biệt của “ông lớn” khi nhiều mã đã giảm hơn 20% từ đỉnh của năm như HSG (-21%), NKG (-25%), TLH (-43%), POM (-53%).

Với những nỗ lực hồi phục từ tháng 9/2024, HPG đã phần nào lấy lại sự cân bằng. Hiện HPG cũng đang nằm trong nhóm cổ phiếu bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất thị trường với giá trị rút ròng gần 4.200 tỷ đồng, tương đương 165 triệu USD.

Trong khi đó, trong báo cáo đánh giá về triển vọng nâng hạng thị trường từ CTCK BVSC, HPG là cổ phiếu có thể được các quỹ ETFs mua mạnh nhất, khoảng 160 triệu USD khi FTSE Russell có quyết định chuyển Việt Nam vào nhóm mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging Markets).

Kỳ vọng giá thép tăng trong năm tới

Trong quý III/2024, doanh thu của HPG tăng trưởng 19% so với cùng kỳ, đạt 34.000 tỷ đồng. Doanh số thép ghi nhận tích cực trên cả thị trường nội địa (+20%) bù đắp cho sự sụt giảm 11% của xuất khẩu. Sản lượng thép xây dựng, HRC đều tăng trưởng hơn 10% trong khi tôn mạ ghi nhận tăng trưởng 87% so với cùng kỳ.

Quảng cáo

Trong bối cảnh ngành thép Trung Quốc có tín hiệu phục hồi, giới đầu tư kỳ vọng giá thép có thể tạo đáy và tăng trong năm tới.

Ngoài ra, mảng nông nghiệp của HPG cũng có đà tăng tăng trưởng sau khi giá thịt heo ghi nhận mức tăng 13% so với cùng kỳ.

Bước đệm chờ chuyển mình của cổ phiếu HPG

Qua đó, lợi nhuận sau thuế của HPG đã tăng trưởng 51% lên 3.022 tỷ đồng trong quý III/2024. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt 9.210 tỷ đồng, tăng trưởng 140% so với cùng kỳ.

CTCK VCBS đánh giá, thị trường bất động sản trong nước cũng sẽ hỗ trợ cho triển vọng của HPG bên cạnh tín hiệu khởi sắc từ giá thép.

Nhờ vào sự thay đổi Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 đi vào sớm hơn dự kiến, thị trường bất động sản liên tiếp đón nhận sự phục hồi từ cả nguồn cung lẫn nhu cầu. Số dự án triển khai cũng duy trì mặt bằng cao hơn so với giai đoạn 2021-2022.

Đặc biệt, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với sản phẩm thép HRC và tôn mạ tới từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc có thể được ban hành vào tháng 10-11/2024. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng nhất tới sản phẩm HRC do sau khi HPG tăng công suất HRC, thị trường nội địa sẽ là thị trường tiêu thụ chính, việc áp thuế CPBG có tác động lớn khi tới 60-70% tiêu thụ của ngành tới từ nhập khẩu.

Tính tới nay, đại dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát với quy mô sản xuất 5,6 triệu tấn HRC chất lượng cao/năm đã hoàn thành 80% tiến độ phân kỳ 1 và 50% phân kỳ 2. Dự kiến, phân kỳ 1 sẽ bắt đầu chạy thử vào cuối năm 2024 và sẵn sàng ra sản phẩm vào quý I/2025. Phân kỳ 2 được chạy thử vào quý III2025 và hoạt động chính thức quý IV/2025.

VCBS cho rằng thời điểm HPG đưa nhà máy Dung Quất 2 vào hoạt động cũng khá trùng khớp với thời điểm quyết định áp thuế CBPG với thép HRC Trung Quốc. Qua đó, dự án Dung Quất 2 sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của HPG trong năm 2025.

VCBS cũng dự báo KQKD cả năm 2024 HPG sẽ có mức tăng trưởng trở lại theo sự hồi phục của sản lượng tiêu thụ; cụ thể: doanh thu ước đạt 140.000 tỷ đồng (+17%); lợi nhuận sau thuế đạt 12.350 tỷ đồng (+81%).

Theo bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Tạp chí Forbes ngày 25/10/2024, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) là 1 trong 6 tỷ phú USD của Việt Nam.

Ông Long lần đầu được công nhận là tỷ phú USD vào năm 2018, với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Sau 6 năm vào danh sách tỷ phú USD với nhiều lần tài sản biến động theo giá cổ phiếu HPG, thậm chí có thời điểm Chủ tịch HPG còn rời khỏi danh sách tỷ phú, nhưng tài sản của ông Long hiện đã tăng lên gấp 2 lần và đứng vị trí người giàu thứ 3.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 18/04/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2024.

ĐHĐCĐ BSC: Đã sẵn sàng KRX, chỉ chờ thêm quyết định cuối cùng của UBCK Chứng khoán BSC sẽ dùng hơn 50% lợi nhuận năm 2024 để tăng vốn điều lệ