Bí ẩn "vai trò" của NASA trong nền kinh tế Mỹ: Giá trị mang lại nhiều hơn cả tiền bạc

Sử dụng những khoản đầu tư khổng lồ, NASA mang lại gì cho nền kinh tế Mỹ và thế giới?

Lợi ích của NASA

NASA gần đây đã công bố bản báo cáo tác động kinh tế hàng năm thứ 2, đưa ra số tiền mà cơ quan vũ trụ mang lại cho nền kinh tế Mỹ. Ba điểm đáng lưu ý nhất là NASA đem lại 71,2 tỷ USD cho nền kinh tế, duy trì 339.600 việc làm trên toàn quốc và tạo ra gần 7,7 tỷ USD thu nhập từ thuế liên bang, thuế tiểu bang và thuế địa phương. Lợi ích kinh tế do NASA tạo ra được trải rộng trên tất cả 50 tiểu bang. Xét tới việc ngân sách tài chính năm 2021 của NASA là 23,3 tỷ USD, cơ quan không gian này dường như có lợi tức đầu tư khá lớn.

Tuy nhiên, dù ấn tượng như vậy, nhưng các số liệu chưa thể hiện tất cả những "mặt tối" của NASA. Số lượng công việc NASA tạo ra là một số liệu không chính xác để xác định giá trị của cơ quan vũ trụ này.

Theo The Hill, hệ thống phóng tàu vũ trụ vào không gian cực kỳ đắt đỏ, bị chậm tiến độ đang tạo ra rất nhiều việc làm cho NASA tại các bang và khu vực quan trọng. Chi phí bị đội lên cao, thi công không hoàn thành đúng tiến độ đang cản trở mục tiêu chính của chương trình Artemis, đó là đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng và cuối cùng là lên sao Hỏa và xa hơn nữa.

web-first-images-release-6291.png

Báo cáo nêu ra một số lý giải rằng NASA cần đầu tư lâu dài để tạo ra những bước ngoặt công nghệ. NASA đang tập trung vào nghiên cứu các "khu vườn thẳng đứng" trong nhà, một công nghệ được phát triển để các phi hành gia tự trồng thức ăn trên các trạm vũ trụ, căn cứ mặt trăng và các chuyến du hành liên hành tinh dài ngày. Trang trại trong nhà cũng tạo ra khả năng cho người dân trồng rau ở các trung tâm đô thị, sử dụng ít nước hơn, trong môi trường được kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng 24/7.

Ngoài ra, cũng có những lý giải khác cho hoạt động của NASA và giá trị mà cơ quan vũ trụ này mang lại.

NASA trước hết là một cơ quan khoa học. Nó tiến hành các thí nghiệm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), từ nghiên cứu y sinh đến in 3D, có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế. Nhưng một số hạng mục mà cơ quan vũ trụ này thực hiện - chẳng hạn như nghiên cứu địa chất Mặt trăng và Sao Hỏa và quay lại những hình ảnh ngoạn mục đó từ Kính viễn vọng Không gian Hubble và James Webb - rất khó để "quy ra tiền". Kiến thức có giá trị vốn có của riêng nó và đáng để bỏ ra một số tiền để theo đuổi.

Quảng cáo

Thử nghiệm gần đây mà NASA thực hiện để chuyển hướng đường đi của một tiểu hành tinh là một ví dụ về khoa học mang lại lợi ích trực tiếp cho thế giới. Sứ mệnh DART và một kính viễn vọng mới để phát hiện các tiểu hành tinh đang tiến gần Trái đất có thể cứu nhân loại khỏi số phận giống như loài khủng long.

Tri thức cho nhân loại

Giám đốc NASA Bill Nelson, trong một bài viết gần đây, đã đề cập đến một trong những lợi ích thương mại của cơ quan vũ trụ. Chương trình Phi hành đoàn thương mại đã biến SpaceX không chỉ trở thành một nhà cung cấp dịch vụ cho các phi hành gia và hàng hóa đến và đi từ ISS, mà còn là một tuyến vũ trụ đưa khách hàng tư nhân đến và đi tới quỹ đạo thấp của Trái đất.

Du hành vũ trụ tư nhân là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới nhờ các khoản đầu tư của NASA. Các mối quan hệ đối tác thương mại của NASA sẽ tiếp tục khi sứ mệnh hạ cánh trên mặt trăng bằng các tên lửa do tư nhân được chế tạo và vận hành, chẳng hạn như SpaceX Starship.

blog-iss066e175249-3405.jpg

Chương trình Artemis cũng sẽ mở đường cho việc khai thác mặt trăng và tiểu hành tinh, qua đó cung cấp cho các ngành công nghiệp dựa trên không gian vào cuối thế kỷ 21. Một nền kinh tế công nghiệp vũ trụ sẽ mất nhiều thập kỷ để hình thành, nhưng nó sẽ tạo ra nhiều nghìn tỷ USD của cải.

Cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo đã trở thành một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà Mỹ đạt được trong Chiến tranh Lạnh. Người ta từng lập luận rằng chiến thắng trong cuộc đua lên mặt trăng có ý nghĩa quyết định trong việc vượt qua Liên Xô vì nó khiến Điện Kremlin bất ngờ về sức mạnh công nghệ của Mỹ.

Chương trình Artemis là một công cụ để củng cố quyền lực mềm của Mỹ như chương trình Apollo. Điểm khác biệt là NASA đã liên hệ với các đồng minh của Mỹ để thành lập một liên minh khám phá không gian bên ngoài quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Những lợi ích tiềm năng của Liên minh Artemis để mở rộng phạm vi kinh tế của thế giới tới mặt trăng, sao Hỏa và xa hơn nữa là tạo ra một thế giới mới.

Giá trị kinh tế thực sự của NASA là sự gia tăng lâu dài về kiến thức, thịnh vượng và hòa bình cho nhân loại - The Hill cho hay.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4