Các đợt nâng lãi suất của Fed đã bắt đầu hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế Mỹ

Dựa trên báo cáo thị trường việc làm mới nhất được công bố, có thể thấy dù vẫn vững vàng nhưng kinh tế Mỹ đã bắt đầu hạ nhiệt tăng trưởng.

Thị trường lao động Mỹ vẫn vững vàng, tuy nhiên hiện giờ đang xuất hiện thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường và kinh tế Mỹ hạ nhiệt sau chiến dịch nâng lãi suất cơ bản đồng USD mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong bối cảnh lạm phát leo thang.

Theo Wall Street Journal, giới chủ Mỹ tuyển dụng ước tính 261.000 việc làm trong tháng 10/2022, một con số khá ấn tượng nhưng tuy nhiên đây là số lượng việc làm mới phi nông nghiệp thấp nhất tính từ tháng 12/2020, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại ở mức 3,7%. Tăng trưởng mức lương trong tháng 10/2022 tăng lên so với tháng liền trước. Còn nếu tính theo năm, tăng trưởng mức lương đã hạ nhiệt, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang giảm tốc tăng trưởng.

Báo cáo về thị trường việc làm cho thấy kinh tế Mỹ đang mất đà sau khoảng thời gian tăng trưởng đầy ấn tượng trong năm ngoái và đầu năm nay. 3 tháng gần nhất, giới chủ Mỹ tuyển mới trung bình 289.000 việc làm/tháng, giảm đáng kể so với mức 539.000 cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19. Năm 2019, số lượng việc làm mới tăng trung bình 164.000/tháng.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong ngày thứ Sáu tuy nhiên tính cả tuần vẫn giảm điểm. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tăng.

Thị trường lao động Mỹ hiện đang chịu áp lực bởi hai yếu tố, theo phân tích của chuyên gia kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics – ông Ian Shepherdson.

Nói cách khác, báo cáo thị trường việc làm mới nhất cho thấy giới chủ Mỹ vẫn đang tuyển dụng trở lại những công việc mà họ từng cắt giảm thời kỳ đại dịch COVID-19 căng thẳng. Tuy nhiên cùng lúc đó, nhiều người đang giảm tuyển dụng bởi họ cảm tháy bất ổn về hướng diễn biến của nền kinh tế và khả năng liệu kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái hay không.

Quảng cáo

“Cuối mùa hè và có thể đầu mùa thu, nhiều khả năng tốc độ tuyển dụng đã giảm đáng kể”, ông Shepherdson nói.

Một số công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ, trong đó có công ty sở hữu ứng dụng gọi xe Lyft và công ty sở hữu ứng dụng Stripe thông báo sa thải trong tuần này, cùng lúc đó hãng bán lẻ trực tuyến Amazon.com khẳng định sẽ không tuyển mới lao động.

Thông báo trên được đưa ra cùng với báo cáo thị trường việc làm một phần bởi nó phản ánh kế hoạch của giới chủ cho trương lai, cùng lúc đó, số liệu vào ngày thứ Sáu cho thấy những gì đã xảy ra trong tháng trước. Báo cáo cho thấy tình trạng mất việc trong một số ngành nghề, tuy nhiên không nêu rõ tên giới chủ. Trên thị trường lao động đang thiếu nhân lực, việc người lao động mất việc tại công ty này cũng không quá phức tạp, họ có thể nhanh chóng tìm kiếm việc làm tại doanh nghiệp mới.

Báo cáo cho thấy tăng trưởng mức lương lên mạnh trong tháng trước. Mức thu nhập trung bình theo giờ tăng 0,4% trong tháng 10/2022, cao hơn chút so với mức tăng 0,3% trong tháng 9/2022. Tuy nhiên nếu tính so với cùng kỳ năm, mức lương tăng lần lượt 4,7% trong tháng 10/2022, giảm đáng kể so với mức 5% của tháng 9/2022.

Fed hiện đang hạ nhiệt nền kinh tế và giảm lạm phát hiện ở mức cao nhất trong gần 40 năm, chuyên gia kinh tế trưởng tại quỹ PNC Financial Services Group – ông Augustine Faucher phân tích. Giới chức kinh tế Mỹ đã coi sự chững lại này như dấu hiệu cho thấy lãi suất đã bắt đầu hạ nhiệt đà tăng của nền kinh tế.

“Dù rằng thị trường lao động tăng trưởng vững vàng, điều này đồng nghĩa rằng suy thoái kinh tế sẽ nhiều khả năng xảy ra bởi Fed sẽ vẫn duy trì việc nâng lãi suất thêm nữa”, ông nói.

Rủi ro với nền kinh tế đang tăng lên khi mà Fed nỗ lực kiềm chế lạm phát, theo kết quả khảo sát thực hiện với các chuyên gia kinh tế vào tháng trước. Họ đưa ra khả năng kinh tế suy thoái vào năm sau lên đến 63%, tăng đáng kể so với con số 49% theo khảo sát vào tháng 7/2022.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc