Phủ nhận nền kinh tế suy thoái, Bộ trưởng Tài chính Mỹ kể về nỗ lực " to lớn" của Tổng thống Biden

Nền kinh tế Mỹ là điều được nhiều người dân nước này quan tâm nhất, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kì đang cận kề.

Dấu hiệu suy thoái?

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà không thấy có dấu hiệu suy thoái trong thời gian tới khi nền kinh tế Mỹ phục hồi sau 6 tháng sụt giảm.

Cụ thể, bà Yellen cho biết dữ liệu GDP quý 3 được công bố mới đây đã cho thấy sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách tại Nhà Trắng đã có nhiều động thái khẩn trương để hạ nhiệt lạm phát lan rộng và tăng cao vốn đã ảnh hưởng rõ rệt đến niềm tin của người Mỹ vào nền kinh tế. Những biến động tiêu cực dường như đang có ảnh hưởng xấu cho uy tín của đảng Dân chủ trên Đồi Capitol, nhất là trong bối cảnh chưa đầy 2 tuần nữa sẽ tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ.

"Hãy nhìn xem, những gì chúng ta đang thấy là tăng trưởng bền vững trong quý này. Tăng trưởng rõ ràng đã chậm lại sau sự phục hồi rất nhanh do tỷ lệ thất nghiệp cao", bà Yellen bình luận khi được hỏi về việc liệu dữ liệu GDP mới nhất có làm giảm bớt lo ngại về suy thoái hay không.

20201123-yellen-gty-773-7698.jpg

"Chúng ta đang có một nền kinh tế toàn dụng lao động. Do đó, việc tốc độ tăng trưởng chậm lại là điều hoàn toàn bình thường. Tình trạng này đã kéo dài trong 3 quý đầu năm nay, nhưng tình hình vẫn ổn. Chúng ta có một thị trường lao động rất mạnh. Tôi không thấy dấu hiệu của sự suy thoái trong nền kinh tế này vào thời điểm này. "

Sự lạc quan của bà Yellen được thể hiện trong bối cảnh các nhà kinh tế và quan chức tài chính ngày càng lo ngại rằng một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào một thời điểm nào đó trong năm tới.

Tổng sản phẩm quốc nội đã tăng với tốc độ như hàng năm là 2,6% trong quý 3, theo ước tính sơ bộ mới được công bố bởi Cục Phân tích Kinh tế. Đó là bước ngoặt từ mức giảm 1,6% trong quý đầu tiên của năm và âm 0,6% trong quý 2.

Quảng cáo

Quan điểm của bà Yellen cũng nhấn mạnh tới các chính sách cân bằng phức tạp mà Tổng thống Joe Biden và các quan chức kinh tế hàng đầu của ông đã cố gắng áp dụng trong suốt năm nay. Đảng Dân chủ đang cố gắng làm nổi bật sự phục hồi kinh tế nhanh chóng và những thắng lợi lớn về mặt lập pháp, đồng thời cam kết giải quyết tình trạng giá cả tăng vọt.

Nỗ lực của ông Biden

"Lạm phát đang ở mức rất cao - mức cao không thể chấp nhận được và người Mỹ cảm thấy điều đó hàng ngày", bà Yellen nói khi được hỏi về quan điểm của chính quyền về nền kinh tế Mỹ với sự bất bình ngày càng tăng của các cử tri.

Bà Yellen thừa nhận rằng giá cả sẽ mất thời gian để giảm, và "sẽ cần vài năm tới" để đưa nó trở lại mức "mà mọi người quen thuộc hơn".

Trong khi đó, khi được hỏi về nền kinh tế vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Biden nói với các phóng viên rằng nền kinh tế "đang mạnh hơn bao giờ hết". Bình luận này đã vấp phải chỉ trích từ đảng Cộng hòa.

Khi được hỏi về điều này, bà Yellen đồng ý với đánh giá của Tổng thống rằng nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, nổi bật so với cách các nền kinh tế khác trên thế giới đang phát triển.

"Nếu so khắp thế giới, có rất nhiều nền kinh tế thực sự không chỉ chịu lạm phát cao mà còn hoạt động kinh tế rất yếu kém, còn Mỹ vẫn nổi bật. Chúng ta có tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm. Như trong bản báo cáo sáng nay - chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu đầu tư tiếp tục tăng. Chúng ta có tài chính hộ gia đình vững chắc, tài chính kinh doanh, ngân hàng được vốn hóa tốt", bà nói.

"Đây không phải là một nền kinh tế đang suy thoái và chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục ổn", bà nói.

Bà Yellen còn nhắc tới việc nhiều quan chức chính quyền cảm thấy "bực bội" vì những nỗ lực đưa nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng không nhận được sự công nhận xứng đáng.

“Có một số vấn đề tiềm ẩn mà chúng tôi có thể gặp phải, và những khó khăn mà nhiều gia đình Mỹ có thể phải đối mặt,” Yellen nói. "Nhưng nhờ những gì chính quyền của ông Biden đã làm, chúng không xảy ra. Vì vậy, thường thì một người không nhận được sự công nhận cho những vấn đề không tồn tại."

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc