Bất chấp các lệnh trừng phạt, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga được dự báo vượt Mỹ và tất cả các nước G7 trong năm 2024

IMF dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với bất kỳ nước G7 nào, bao gồm Mỹ.

Bất chấp các lệnh trừng phạt, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga được dự báo vượt Mỹ và tất cả các nước G7 trong năm 2024

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Nga dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với các nền kinh tế phát triển lớn trong năm nay, bao gồm cả Mỹ.

IMF dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2024, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến của Mỹ (2,7%), Đức (0,2%), Anh (0,5%) và Nhật Bản (0,9%).

Tốc độ tăng trưởng tăng cao của Nga sẽ được thúc đẩy bởi đầu tư và tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ nhờ tăng trưởng tiền lương trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt. IMF cũng dự báo các động lực này sẽ giảm dần vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 1,8%.

Quảng cáo

Dự báo này là lời cảnh tỉnh đối với các nước phương Tây đang hy vọng bóp nghẹt nền kinh tế Nga bằng các biện pháp trừng phạt. Mức tăng trưởng dự kiến mạnh mẽ của Nga cũng sẽ củng cố tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin rằng kinh tế Nga đã kiên cường trước những tác động khủng khiếp nhất của các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại mà phương Tây áp đặt.

Ngoài ra, khi các công ty nước ngoài rời khỏi Nga trong bối cảnh xung đột, Moscow đã thu giữ được 387 triệu USD từ các doanh nghiệp rời đi tính đến giữa tháng 3 .

Trong thương mại năng lượng, Nga duy trì xuất khẩu dầu và hàng hóa sang các thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Nước này cũng tránh được mức giá trần đối với dầu mỏ mà G7 áp đặt.

Khả năng phục hồi của Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây được cho là nhờ giao dịch thương mại lớn giữa nước này với Trung Quốc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên mức kỷ lục 240 tỷ USD vào năm ngoái.

Theo BI

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?