Bão Yagi: Một tỉnh miền Bắc đã ước tính thiệt hại 2.000 tỷ đồng

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Thái Bình đã đo được gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12; lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 là 203,4mm, đặc biệt có nơi cao hơn như An Hiệp (Quỳnh Phụ) 419,4mm.

Theo báo cáo của Tỉnh Thái Bình, trên địa bàn tỉnh có tổng số 995 tàu, thuyền đã được neo đậu tại các bến trong và ngoài tỉnh an toàn trước khi bão đổ bộ vào.

Toàn tỉnh có 1.179 chòi canh với 1.254 lao động canh coi trên các bãi ngao; 1.128 đầm với 1.617 lao động nuôi trồng thuỷ, hải sản ven biển ở các huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Tất cả số lao động trên đã đi dời vào nơi an toàn trước 12 giờ ngày 6/9.

Thái Bình có 7.731 hộ với 18.639 người sống trong các ngôi nhà yếu. Các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành công tác di dời, sơ tán người dân đến các khu vực kiên cố đảm bảo an toàn trước 12 giờ ngày 6/9.

Tình hình lồng bè trên sông, cửa sông: Các lồng bè đã được gia cố thêm các neo, dây buộc, bổ sung dây thép vào phao bè để chủ động ứng phó với bão.

Toàn tỉnh có 37 trọng điểm xung yếu đê, kè và cống (3 trọng điểm cấp tỉnh và 34 trọng điểm cấp huyện), trong đó có 8 trọng điểm trên các tuyến đê cửa sông và đê biển; các trọng điểm đã được lập, phê duyệt phương án bảo vệ và giao cho các địa phương chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng triển khai xử lý khi có lệnh yêu cầu hoặc khi có sự cố xảy ra.

TP Thái Bình đã mở các cống tiêu nước, huy động tối đa mọi phương tiện khơi thông dòng chảy nhằm tiêu nước, sử dụng bơm cưỡng bức, kết hợp tháo nước nhanh để cứu cây trồng bị ngập úng. Thái Bình cũng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập úng nặng, khó tiêu thoát nước. Công tác vận hành trạm bơm đã tiến hành từ 2 giờ ngày 8/9.

Quảng cáo

Cùng với đó, các lực lượng chức năng đã kiểm tra dọn dẹp cây đổ, rà soát toàn bộ hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn, khắc phục ngay các điểm ách tắc, ngập lụt (do mưa lớn, cây đổ, sạt lở,...) để đảm bảo giao thông thông suốt sớm nhất ngay sau bão; khôi phục ngay hoạt động trong các lĩnh vực, đảm bảo giao thông, điện, nước, viễn thông, môi trường với tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực hiện làm ngày, làm đêm, song phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các lực lượng tham gia công tác khắc phục hậu quả của bão; sớm đưa các hoạt động của doanh nghiệp, người dân trở lại bình thường.

Rà soát, đánh giá cụ thể thiệt hại diện tích lúa mùa, hoa màu, thủy sản, chủ động các biện pháp khắc phục, phục hồi sản xuất. Có phương án để kịp thời hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục và phát triển sản xuất; kiểm tra, rà soát, khắc phục sớm nhất hệ thống thông tin liên lạc, internet, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và nhu cầu của người dân ngay sau bão. Tập trung nhân lực, vật tư, phương tiện khẩn trương triển khai công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, khắc phục hậu quả cơn bão.

Tỉnh Thái Bình hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người và tàu thuyền. Hiện có một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, trường học bị tốc mái, tình trạng cây cối bị gãy đổ, bật gốc nhiều.

Về hệ thống điện, sơ bộ theo thống kê ban đầu có khoảng 30 cột điện bị đổ; 11 cột viễn thông bị đổ, gẫy; 17 trạm biến áp bị sự cố.

Về sản xuất nông nghiệp, có 28.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại trên 70%. Về Rau màu vụ Đông mới trồng và rau màu Hè thu chưa thu hoạch, có 585 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 2.760 bị ảnh hưởng trên 70%. Cây ăn quả có 1.215 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 170 bị ảnh hưởng trên 70%. Diện tích lúa đổ bị úng ngập là 18.000 ha. Tình hình công trình đê điều, sạt lở một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng.

Tỉnh Thái Bình cho biết tổng thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tỉnh Thái Bình đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ thiệt hại sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: với tổng kinh phí 123 tỷ đồng.

Hỗ trợ phục hồi sản xuất: giống cây trồng các loại bao gồm 100 tấn ngô, 250 tấn đậu tương, 500 tấn lạc, 5.000 tấn khoai tây và 20 tấn rau màu các loại.

Hỗ trợ khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi: với tổng kinh phí 850 tỷ đồng. Khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển: Xây dựng tuyến kè bảo vệ chống sạt lở với tổng kinh phí 250 tỷ đồng. Khắc phục sạt lở các tuyến kè với tổng kinh phí 250 tỷ đồng;...

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai

SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao

Ngày 11/01/2025, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm các ông Lê Thanh Hải và Bùi Quốc Hiệu đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc SeABank kể từ ngày 11/1/2025 nhằm kiện toàn đội ngũ lạnh đạo cấp cao.

Điểm mặt loạt thương vụ M&A đình đám trên thị trường bất động sản Việt Nam 10 năm qua Chuyên gia: Thị trường bất động sản 2025 sẽ có nhiều khác biệt

Chốt phương án khai thác tạm 2 đoạn tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành hơn 31.000 tỷ, đắt thứ 2 Việt Nam, dài gần 58 km

Hai đoạn tuyến được khai thác tạm của Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thì đoạn đầu tuyến từ Km0+000 - Km3+420 (từ nút giao đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (tỉnh Long An) đến quốc lộ 1 (TP.HCM) dài 3,4km và đoạn từ Km50+530 - Km57+581 (từ nút

Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.

SSI Research chỉ ra những động lực có thể đưa VN-Index chạm mức 1.450 điểm vào cuối năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 15.000 m2 “đất vàng” của THT trong Khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỉ đồng chạy qua Củ Chi (Tp.HCM) sẽ khởi công trong năm 2025

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài dài 51km, đi qua địa phận huyện Củ Chi (Tp.HCM) và ba huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng 30 tháng.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Chốt phương án triển khai dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa

Thông tin mới nhất về mở rộng cao tốc Tp.HCM

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ Tp.HCM - Tiền Giang dài 91km qua Tp.HCM, Long An, Tiền Giang.

Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công

Anh: Metro Bank bị phạt hơn 20 triệu USD vì buông lỏng giám sát rửa tiền TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí