Bán ròng kỷ lục năm 2024, khối ngoại liệu có quay lại mua ròng năm 2025?

Năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD. Kỳ vọng thị trường được nâng hạng năm 2025, một số dự báo cho rằng khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng.

ttck-.jpg

VN-Index kết thúc năm 2024 tăng khoảng 12% so với đầu năm, lên mốc 1.266,78 điểm, trong suốt năm 2024, có thời điểm chỉ số đã chinh phục mốc 1.300 điểm và có nhiều dự báo lạc quan cho rằng, thị trường hoàn toàn có thể kết thúc năm tại mốc 1.400 điểm, thậm chí cao hơn.

Thị trường không có nhiều diễn biến thuận lợi đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm, đà bán của khối ngoại ngày một tăng, thanh khoản sụt giảm. Năm 2024, khối ngoại bán ròng gần 94.450 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 3,7 tỷ USD, vượt qua mức bán ròng kỷ lục trong lịch sử ghi nhận vào năm 2021 (trên 58.000 tỷ đồng).

screenshot-2025-01-04-at-10.46.27.png

Cổ phiếu VHM dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng hơn 19.100 tỷ đồng trong cả năm nay. Cổ phiếu VHM trong năm qua ghi nhận diễn biến rung lắc mạnh. Đóng cửa năm, thị giá VHM còn 40.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 7% so với đầu năm.

Thậm chí trong năm, có thời điểm VHM từng giảm về mức thấp nhất lịch sử, trong bối cảnh đó, Vinhomes công bố mua 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Kết quả, sau 22 phiên giao dịch (từ 23/10 đến 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Xếp thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại là VIB với giá trị 8.260 tỷ đồng. Danh sách bán ròng trong năm qua còn ghi nhận chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị hơn 7.200 tỷ đồng. Quỹ Diamond của Dragon Capital ghi nhận trạng thái rút ròng mạnh trong năm qua, quy mô gần 12.700 tỷ đồng.

Loạt cổ phiếu Bluechips như FPT (~6.400 tỷ đồng), MSN (6,050 tỷ đồng), VRE (5.900 tỷ đồng), HPG (4.940 tỷ đồng)... cũng nằm trong danh sách những mã bị bán mạnh trong năm qua.

Quảng cáo

Ở chiều ngược lại, trong số các mã chứng khoán được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong năm 2024, BHI của Tổng Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội trên sàn UPCoM là cái tên dẫn đầu với giá trị đạt 1.628 tỷ đồng.

Theo sau cũng là một cổ phiếu UPCoM là AIC, giá trị mua ròng đạt 1.262 tỷ đồng. Tương tự, cổ phiếu IDC cũng được khối ngoại mua ròng hơn 1.034 tỷ đồng.

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital cho biết, VN-Index tăng 12% trong năm 2024 mặc dù khối ngoại bán ròng kỷ lục, một phần do VND mất giá gần 5% so với USD.

“Sự kiên cường của thị trường chứng khoán Việt Nam dù khối ngoại bán ròng gần 4 tỷ USD, kết hợp với mức định giá rất hấp dẫn (P/E dự phóng 12x so với mức tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng khoảng 17%) cho thấy VN-Index không cần một yếu tố tác động quá lớn để tiếp tục tăng trưởng trong năm tới”, ông Michael Kokalari dự báo.

Nâng hạng có thật sự thu hút tiền ngoại?

Theo ông Phạm Thế Anh, Trưởng Khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU), Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), việc nâng hạng thị trường là điều kiện nhưng không phải là tất cả để thu hút dòng vốn ngoại.

“Nó chỉ là chất xúc tác dựa trên những điều kiện khác như tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định. Tôi cho rằng yếu tố quan trọng khác có giúp thu hút vốn ngoại quay trở lại không là nhìn vào chênh lệch lãi suất, nhìn vào chính sách lãi suất của Mỹ có thể giảm mạnh mẽ về 2% như trước đây không”, ông Phạm Thế Anh nói.

Song, theo ông Thế Anh, để lãi suất Mỹ hạ về 2% phụ thuộc vào lạm phát, Mỹ có giải quyết được vấn đề thị trường lao động không, giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới có ổn định không. Thêm nữa, phải theo dõi thêm chính sách thuế quan, nếu các bên có thể ngồi vào bàn đàm phán và không có chính sách trả đũa lẫn nhau thì đến một lúc nào đấy dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại Việt Nam.

“Hiện nay, các thị trường tài sản đang ở mức định giá rất cao. TTCK Việt Nam tiềm năng rất lớn do đang ở nền định giá thấp, còn TTCK Mỹ ở nền định giá rất cao. Tôi kỳ vọng đến một lúc nào đấy Mỹ không còn hấp dẫn dòng vốn đổ vào, lãi suất hạ xuống thì dòng vốn vào cổ phiếu lẫn trái phiếu Mỹ đảo chiều thì lúc đó sẽ chảy vào các Emerging Market. Thị trường nào tận dụng được cơ hội sẽ đón dòng vốn mạnh mẽ. Với chính sách cải cách của Việt Nam thì chúng ta kỳ vọng sẽ thu hút được dòng vốn quay trở lại”, ông Phạm Thế Anh nêu quan điểm.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Chứng khoán VPBank (VPBankS) dự báo, quý I/2025, áp lực bán của nhà đầu tư nước ngoài lẻ tẻ vẫn suất hiện, tuy nhiên, không còn quá lớn như giai đoạn trước.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng