Ấn Độ tăng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế

Mới đây, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) đã tăng lãi suất lần thứ 4 trong vòng 5 tháng qua, với nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu "ảm đạm".

Cụ thể, RBI đã tăng lãi suất cho vay chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản lên 5,9%. Như vậy, lãi suất cho vay chủ chốt đã tăng gần 2 điểm phần trăm kể từ khi Ấn Độ thực hiện kế hoạch thắt chặt tiền tệ hồi tháng Năm.

Đất nước này đã phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 nhưng hiện đang phải vật lộn với những "cơn gió ngược" tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Phát biểu trên truyền hình, Thống đốc RBI Shaktikanta Das cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục ảm đạm.

Các đợt tăng lãi suất dồn dập của các ngân hàng trung ương hàng đầu trên thế giới đã tạo ra "cú sốc lớn thứ 3" đối với kinh tế thế giới, sau đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine.

Ấn Độ vừa vực dậy nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Quảng cáo

Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này hiện phải đối mặt với tình trạng giá cả ngày càng tăng do giá hàng hóa trên thế giới tăng cao.

Lạm phát giá tiêu dùng tại Ấn Độ liên tục cao hơn mức mục tiêu 2-6% và đã tăng lên 7% trong tháng Tám, phần lớn do giá thực phẩm tăng vọt. RBI giữ nguyên dự báo lạm phát trong tài khóa 2022-2023 ở mức 6,7%.

RBI cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế tài khóa 2022-2023 xuống còn 7%, từ mức dự đoán 7,2% đưa ra trước đó.

Trong khi đó, đồng rupee của Ấn Độ đã giảm giá 10% trong năm nay và chạm mức thấp kỷ lục 81,95 rupee/USD vào đầu tuần này khi giá đồng bạc xanh tăng.

Giá năng lượng toàn cầu tăng mạnh đã làm thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ tăng lên 23,9 tỷ USD trong quý kết thúc vào tháng 6/2022, gần gấp đôi so với con số của ba tháng đầu năm và là mức cao nhất kể từ năm 2013.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc