Xuất khẩu gạo lại lập kỷ lục: Bộ Công Thương ưu tiên tiêu thụ hết lúa cho nông dân

Theo Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn), 4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, trị giá 1,555 tỷ USD, tăng 43,6% về lượng và tăng 54,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái

Như vậy, trong các tháng đầu năm nay gạo là mặt hàng nông sản duy nhất đạt tăng trưởng xuất khẩu cao nhất.

Đặc biệt, trong tháng 4/2023 xuất khẩu gạo đạt trên 1 triệu tấn, trong đó Intimex Group chiếm hơn 110 ngàn tấn. Tháng Tư xuất khẩu gạo tăng mạnh là nhờ gạo Đông Xuân vẫn còn dồi dào.

Trước đó, trong tháng 3 xuất khẩu gạo cũng đạt 961.608 tấn, tăng 79,9% về lượng và tăng 77,9% về giá trị so với tháng 3/2022. Như vậy, trong tháng 3 và tháng 4 xuất khẩu gạo đạt trên dưới 1 triệu tấn/tháng. Đây là mức xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hàng.

Ở góc nhìn của doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc INTIMEX Group cho rằng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn đạt đỉnh như các tháng vừa qua và sắp tới, vào các tháng 5, tháng 6 và tháng 7 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh, do 2 nguyên nhân:

Thứ nhất, vụ lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã qua và gạo Đông Xuân cũng đã bán hết trong khi vụ Hè Thu chưa tới, cạn nguồn cung là nguyên nhân đẩy giá gạo trong nước đang ở mức cao. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ đang xuống, vì vậy giá gạo Việt Nam không thể neo cao mãi được và sẽ phải giảm theo.

Thứ hai, gạo vụ Hè Thu thường có chất lượng kém nên trước đây các doanh nghiệp thường trữ lại lượng gạo Đông Xuân đủ lớn để đấu trộn với gạo Hè Thu nâng chất lượng gạo lên. Nhưng hiện tại gạo Đông Xuân đã được các thương nhân bán hết, muốn có gạo chất lượng tốt phải chờ đến vụ Thu Đông, nhưng diện tích vụ lúa này không nhiều như vụ Đông Xuân nên lượng gạo không lớn.

“Bây giờ gạo Đông Xuân đã cạn nguồn để có nguồn cung mới phải chờ đến vụ Hè Thu nhưng so với gạo Đông Xuân, gạo Hè Thu có chất lượng kém hơn nên việc bán gạo sẽ khó khăn hơn và giá bán gạo cũng sẽ thấp hơn.

Quảng cáo

Đúng ra, trong tháng Tư không nên xuất lượng gạo lớn như vậy mà phải tính toán giữ lại lượng tồn kho nhất định, chờ đến Hè Thu phối trộn nâng chất lượng gạo lên như vậy giá bán sẽ tốt hơn, vì trên thị trường xuất khẩu nguồn cung gạo mới là rất quan trọng”, Tổng giám đốc INTIMEX Group nói.

Ưu tiên tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân

Hiện nay gạo là mặt hàng nông sản duy nhất có khối lượng xuất khẩu cũng như giá bán tốt nhất, và chỉ trong 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu đã đạt gần 3 triệu tấn. Và theo mục tiêu của Bộ Công thương thì trong năm 2023 cả nước sẽ xuất khẩu từ 6,5 – 7 triệu tấn gạo.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA thì sau khi định hướng thị trường xuất khẩu gạo cũng như cân đối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2023, khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay sẽ chỉ đạt từ 6,0 – 6,3 triệu tấn gạo, tương ứng lượng lúa gạo hàng hóa và đảm bảo dự trữ lưu thông, do không có tồn kho gối đầu và nguồn cung giảm do chuyển đổi cây trồng và diện tích gieo cấy lúa theo định hướng “Chiến lược Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ”.

“Sau khi cân đối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2023, khả năng chúng ta sẽ xuất khẩu từ 6,0 – 6,3 triệu tấn gạo, thấp hơn khoảng 0,8 - 1,1 triệu tấn so với năm 2022, cụ thể: Quý 1 đã xuất khẩu 1,85 triệu tấn gạo. Và kế hoạch xuất khẩu gạo 9 tháng cuối năm là từ 4,15 – 4,45 triệu tấn gạo”, ông Chủ tịch VFA nhấn mạnh.

So sánh giữa mục tiêu xuất khẩu của Bộ Công Thương (từ 6,5 – 7 triệu tấn gạo), với kế hoạch xuất khẩu của VFA (6 – 6,3 triệu tấn gạo) cho thấy có sự chênh nhau khá lớn, từ 500 ngàn đến 700 ngàn tấn gạo.

Lý giải về sự chênh lệch này, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, đối với xuất khẩu gạo Bộ Công thương không đặt nặng vấn đề mục tiêu số lượng, vì vậy, năm 2023 xuất khẩu 6,3 hay 7 triệu tấn gạo không là vấn đề lớn, mà điều đầu tiên trong nguyên tắc điều hành của xuất khẩu gạo của Bộ là phải tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa trong nông dân. Kế đến là tham gia vào bình ổn giá; thứ ba là đảm bảo an ninh lương thực và cuối cùng là đảm bảo có lợi cho nhà xuất khẩu lẫn người nông dân trồng lúa.

“Chúng ta không đặt nặng vấn đề sẽ phải xuất khẩu bao nhiêu triệu tấn gạo trong một năm, việc Bộ đưa ra con số xuất khẩu từ 6,5 – 7 triệu tấn, chỉ là định hướng của Bộ để tính toán, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, còn mục tiêu chính trong Nghị định 107 là phải tiêu thụ hết lượng lúa hàng hóa cho người nông dân”, Cục trưởng Cục XNK nhấn mạnh.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng