Xu thế mới trong tuyển dụng tại các doanh nghiệp khởi nghiệp Đông Nam Á

Cuộc khủng hoảng nhân tài công nghệ vẫn diễn ra tại Đông Nam Á, các vị trí công nghệ vẫn duy trì nhu cầu ở mức cao, với mức lương trung bình cao hơn 38% so với các vị trí phi công nghệ.

Monk’s Hill Ventures (MHV) và Glints đã công bố Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023 (Southeast Asia Startup Talent Report 2023). Bản báo cáo mùa thứ hai này đào sâu vào xu hướng, dữ liệu lương và sở hữu cổ phần cho những nhà sáng lập, lãnh đạo cấp cao và nhân lực khởi nghiệp từ hơn 10,000 điểm dữ liệu và 30 cuộc phỏng vấn với các nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) ở Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy rằng, trước thực trạng tái tập trung vào lộ trình đến lợi nhuận, các startup sẽ hướng đến việc đầu tư vào những vị trí tạo doanh thu hơn như bán hàng, phát triển kinh doanh, tiếp thị và quan hệ công chúng vào năm 2023. Một điều đáng nói, trong khi mức lương tiếp tục tăng thì tốc độ phát triển năm nay sẽ giảm đáng kể so với các năm trước, từ trên 30% xuống còn 5-7% hàng năm.

"Như minh chứng trong báo cáo năm nay, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhân tài công nghệ chất lượng cao. Các lập trình viên giỏi nhất tại Việt Nam được trả lương cạnh tranh tương đương với nhân tài cùng vị trí tại Singapore. Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp cho các startup địa phương những công cụ cần thiết để tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo điều kiện sự phát triển và mở rộng quy mô nhân tài trong hệ sinh thái startup,” Bryan Lee, General Manager tại Glints Việt Nam chia sẻ.

Theo Glints, một số điểm chính trong xu thế tuyển dụng nhân sự doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đông Nam Á bao gồm:

Cuộc khủng hoảng nhân tài công nghệ vẫn diễn ra tại Đông Nam Á, các vị trí công nghệ vẫn duy trì nhu cầu ở mức cao, với mức lương trung bình cao hơn 38% so với các vị trí phi công nghệ.

Tiền mặt vẫn chiếm ưu thế hơn vốn chủ sở hữu trong khu vực. Mặc dù 86% các công ty tham gia khảo sát có cung cấp ESOP nhưng trung bình chỉ có một phần ba nhân tài đủ điều kiện sở hữu ESOP.

Quảng cáo

Mức lương cơ bản trung bình của CEO tăng 2,4 lần đối với những người đã huy động vốn từ 0-5 triệu so với năm 2021 khi các công ty huy động các vòng đầu tư lớn hơn. Có thể do áp lực ở thời điểm hiện tại, ngày càng có nhiều CEO chấp nhận việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hơn. So với năm 2021, nghiên cứu viên ghi nhận sự sụt giảm 5% về cổ phần đối với các CEO trong giai đoạn gọi vốn từ 5-10 triệu đô la.

Kỹ thuật vẫn là vị trí công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất, với vị trí Phó giám đốc Kỹ thuật có thể kiếm được lên đến 235.200 đô la Mỹ hàng năm. Những kỹ năng chuyên biệt về sản phẩm và dữ liệu cũng được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Sau kỹ thuật, các nhân tài thuộc lĩnh vực sản phẩm và dữ liệu cũng được trả lương cao nhất.

Các giám đốc sản phẩm được tăng lương nhiều nhất, với mức tăng lên đến 27% so với năm 2021.

Mô hình làm việc linh hoạt đang trở thành xu hướng phổ biến, với 45% các startup áp dụng hình thức làm việc này và 12% cho phép nhân viên từ nhiều thị trường khác nhau được làm việc từ xa.

Singapore vẫn là thị trường đắt đỏ nhất để tuyển dụng nhân tài công nghệ, với mức lương của các kỹ sư cao hơn gấp 3 lần so với Indonesia và Việt Nam. Các giám đốc sản phẩm tại Singapore cũng được trả lương cao gấp 3 lần so với Indonesia và Việt Nam.

Bằng việc tập trung vào con đường dẫn đến lợi nhuận và dòng tiền tích cực trong năm nay, các công ty trên các thị trường ưu tiên tuyển dụng ba bộ phận là kỹ sư, phát triển kinh doanh và bán hàng, tiếp thị và quan hệ công chúng vào năm 2023.

“Với dân số trẻ có trình độ tay nghề cao, cùng với đó là ngành dịch vụ lớn tiềm năng cho các chuyển đổi kỹ thuật số, Việt Nam tiếp tục là một thị trường công nghệ mạnh mẽ bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay,” Justin Nguyễn, General Partner tại Monk’s Hill Ventures chia sẻ.

Ông cũng khẳng định thêm: “Ngày càng có nhiều nhà sáng lập từ Việt Nam lấy kỹ thuật làm trọng tâm. Họ đã thúc đẩy văn hóa lấy sản phẩm làm trọng. Đây là lý do đằng sau sự phát triển của một số doanh nghiệp lớn và biến Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp về công nghệ hàng đầu trong khu vực. Lực lượng lao động chất lượng là yếu tố chính mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam.”

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?