VN-Index đã có lúc cách mốc 1.300 chưa đến 3 điểm

Diễn biến của chỉ số trước mốc 1.300 điểm tiếp tục tiến triển khá chậm nhưng các câu chuyện riêng ở các cổ phiếu Midcap và Penny vẫn tạo ra điểm nhấn.

screenshot-2024-06-10-15503520240610182431.png?rt=20240610182432
 

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á tiếp diễn sự trái chiều trong vận động: các chỉ số NIKKEI 225 (+0,92%), SHMCP (+0,08%) tăng điểm trong khi TWSE (-0,2%), KLSE (-0,25%), KOSPI (-0,79%), SET (-0,78%), STI (-0,21%) cùng giảm nhẹ.

Sự định hướng từ khu vực chưa xuất hiện nên VN-Index cũng tiếp tục giữ cách tiếp cận chần chừ trước mốc 1.300 điểm. Có thời điểm, chỉ số cũng đã thu hẹp khoảng cách với mốc 1.300 còn chưa đến 3 điểm. Tuy nhiên, tới cuối phiên, khoảng cách lại được nới lên gần 10 điểm.

Chất xúc tác

2 biến số tỷ giá và lãi suất sau chuỗi phiên hạ nhiệt đã có những dấu hiệu được làm nóng trở lại. Với tỷ giá, việc chỉ số DXY trở lại trên mốc 105 điểm đã khiến cho tỷ giá tự do tăng lên trên 25.700 VND/USD ở chiều bán ra.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng đang bật lên khá nhanh từ mức 4%. Ở kỳ hạn qua đêm, lãi suất đã tăng 0,16% lên 4,26% trong khi các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng lần lượt đạt 4,46%, 4,58% và 4,83%.

Quảng cáo

Những biến động này đã góp phần làm cho khối ngoại trở lại rút ròng với quy mô lớn sau những phiên thu hẹp quy mô bán trong tuần vừa qua. Tổng giá trị bán ròng trên HOSE đạt 1.100 tỷ đồng với FPT (-172 tỷ đồng), HPG (-118 tỷ đồng), VNM (-100 tỷ đồng), VCB (-92,5 tỷ đồng), SSI (-83,6 tỷ đồng), VHM (-64,26 tỷ đồng), POW (-48,42 tỷ đồng) bị bán ra nhiều nhất.

3ex-2024-06-1020240610182450.png?rt=20240610182450

Tỷ trọng giao dịch của nhóm nhà đầu tư nước ngoài chiếm 8,4% tổng giao dịch 2 chiều của HOSE.

Vận động thị trường

Dù không chiếm tỷ trọng giao dịch lớn trên HOSE, hành động bán ròng của khối ngoại vào các cổ phiếu Bluechips lại tạo ra tâm lý né tránh của khối nhà đầu tư trong nước. Các mã FPT (+1,4%), HPG (0%) đều không giữ được thành quả tốt nhất trong phiên còn POW (-2,2%), VNM (-0,9%), VCB (-0,6%), SSI (-0,3%) đóng cửa trong sắc đỏ.

Rổ VN30 có 11/30 mã tăng giá nhưng các mã GVR (+3,4%), CTG (+2,1%) đều chưa đủ sức tạo ra sức bật cho VN30 cũng như VN-Index. Chỉ số VN30 chỉ tăng 0,23% trong khi VN-Index tăng 0,24% lên 1.290,67 điểm. Tổng giá trị giao dịch của HOSE đạt 21.617 tỷ đồng, tương đương 858,65 triệu đơn vị.

Dòng tiền thực tế vẫn vận động khá sôi động nhưng với tâm lý né tránh các cổ phiếu Bluechips nên các cổ phiếu Midcap và Penny vẫn đang được ưu tiên. Các mã HAH (+6,89%), VSC (+4,41%), VOS (+6,96%), PVT (+5,56%), VTO (+6,67%), GSP (+6,81%), DPR (+6,98%), HSG (+2,13%), NKG (+3,11%), VDS (+7%) có kết quả giao dịch vượt trội.

Chỉ số VNMID (+0,33%), VNSML (+1,1%) đã phản ứng rõ hơn khẩu vị của nhà đầu tư khi VN-Index vẫn đang ngập ngừng trước mốc 1.300 điểm và gặp phải áp lực bán của dòng tiền ngoại.

Điều này cũng xuất hiện trên UPCoM và HNX khi 2 chỉ số lần lượt tăng 0,71% và 0,24% trong đó nhiều cổ phiếu trên UPCoM như ACV (+5,6%), OIL (+5,5%), CLX (+8,2%), DGT (+14,5%) chưa có dấu hiệu bị dòng tiền rút ra. Tổng giá trị giao dịch của HNX và UPCoM đạt gần 3.200 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

Công ty Chứng khoán VPS đã công bố tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngay đầu tháng 1/2025. Các nội dung quan trọng tại đại hội là phát hành trái phiếu chuyển đổi và thay đổi trụ sở trong năm 2025.

VPS không giữ được mốc thị phần môi giới HOSE trên 20% trong quý II/2024 Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng