VinFast ký hợp tác với tập đoàn pin xe điện của Trung Quốc tại Nhật Bản

VinFast sẽ là nhà sản xuất ô tô tiên phong đưa công nghệ mới hợp tác với CATL (Trung Quốc) ra thị trường toàn cầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30/10, tại Osaka (Nhật Bản), CATL và VinFast ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm công nghệ khung gầm thông minh tích hợp pin CTC (Cell to Chassis).

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của ông Robin Zeng - Chủ tịch CATL và ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast.

vinfast
Lễ ký kết hợp tác giữa CATL và VinFast tại Nhật Bản ngày 30/10

Theo thoả thuận này, CATL và VinFast dự kiến cùng phát triển công nghệ mới, trong đó có pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí.

Dự kiến VinFast là nhà sản xuất ô tô tiên phong đưa công nghệ mới này ra thị trường toàn cầu với sự hợp tác chiến lược cùng CATL.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu chia sẻ: “Việc trở thành đối tác chiến lược của CATL là sự kiện rất quan trọng. Đây là kết hợp thế mạnh về phát triển xe của VinFast và khả năng nghiên cứu, sản xuất pin của hãng pin số 1 thế giới CATL”.

Theo công ty nghiên cứu thị trường năng lượng SNE Research, CATL chiếm 34% thị trường pin xe điện trong tháng 10/2021, vượt xa đối thủ xếp thứ hai là LG (Hàn Quốc) với 15,6%. Chỉ sau 10 năm hoạt động, CATL vươn lên vị trí thống trị ngành pin xe điện toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tự chủ nguồn cung công nghệ của Trung Quốc.

Cuối năm 2011, công ty phát triển pin xe điện mang tên Contemporary Amperex Technology Co Ltd (CATL) thành lập bởi nhà sáng lập Robin Zeng. Khách hàng đầu tiên của CATL là hãng xe BMW (Đức). Năm 2016, công ty Trung Quốc có khách hàng lớn là GM (Mỹ). Năm 2020, CATL giành được hợp đồng cung cấp pin cho hãng sản xuất xe điện Tesla (Mỹ). Tính đến cuối tháng 9/2021, CATL đầu tư gần 1 tỷ USD vào 21 nhà sản xuất vật liệu pin, thiết bị.

Trước đó, VinFast đầu tư vào ProLogium, công ty hàng đầu thế giới về pin thể rắn thế hệ mới. VinFast và ProLogium phát triển mẫu thiết kế pack pin sử dụng công nghệ pin thể rắn.

ProLogium cũng lên kế hoạch cung cấp pin thể rắn cho các mẫu xe điện mới VinFast bắt đầu từ năm 2024. Theo đó, phần lớn sản lượng từ nhà máy 3GWh của ProLogium, dự kiến đi vào hoạt động từ đầu năm 2023, sẽ được cung cấp cho VinFast.

Pin thể rắn là công nghệ hứa hẹn hiện nay với những ưu điểm về độ an toàn, mật độ năng lượng, khả năng sạc siêu nhanh, khả năng tái chế, tối ưu về trọng lượng, chi phí và tuổi thọ.

vinfast
Nhà máy pin của VinFast đang xây dựng tại Hà Tĩnh

Hiện tại, VinFast cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất pin Lithium trên diện tích dự kiến hơn 14 ha tại khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Tổng mức đầu tư hơn 6.329 tỷ đồng.

Công suất thiết kế của nhà máy khoảng 5 GWh/năm, tương đương khoảng 30.000.000 cell pin sạc LFP, sử dụng chủ yếu cho pin ô tô điện và hệ thống lưu trữ điện năng (ESS). Dự kiến đến quý 4/2023, dự án hoàn thành phần xây dựng. Đến quý 3/2024, nhà máy tiến hành sản xuất đại trà.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE