Việt Nam được Fitch nâng hạng tín nhiệm

Fitch Ratings - một trong ba cơ quan xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới vừa nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ BB lên BB+ với triển vọng ổn định.

Việt Nam được Fitch nâng hạng tín nhiệm

Nội dung chính:

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm từ BB lên BB+ Dòng vốn FDI được đánh giá là nhân tố tích cực với tăng trưởng kinh tế Việt Nam Thị trường bất động sản ảm đạm là nguyên nhân làm nhu cầu tín dụng chậm lại, khiến hoạt động các ngân hàng gặp khó khăn.

Ngày 8/12, Fitch Ratings, một trong ba cơ quan xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới đã ra thông báo về việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức BB lên BB+ với triển vọng ổn định.

Quảng cáo

Đánh giá về việc nâng hạng tín nhiệm này, thông báo của Fitch nêu rõ triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam đang thuận lợi nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cơ quan này đánh giá những trở ngại kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn do căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản, hay nhu cầu yếu từ nước ngoài, hay chậm trễ trong việc thực thi các chính sách… sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế vĩ mô trong trung hạn.

Fitch ước tính giải ngân FDI tính đến ngày 20/12/2022 của Việt Nam ở vào khoảng 22,4 tỷ USD, tương đương 6% GDP, đồng thời tăng 13,5% so với cùng kỳ 2021. Số liệu của Fitch đưa ra khá tương đồng với dữ liệu mới nhất được công bố. Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết tính đến 20/11/2023, Việt Nam thu hút 28,85 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Về rủi ro với nền kinh tế Việt Nam, Fitch đánh giá thị trường bất động sản ảm đạm là nguyên nhân làm nhu cầu tín dụng chậm lại, khiến hoạt động các ngân hàng gặp khó khăn. Việc các ngân hàng thương mại chưa giảm đáng kể các khoản cho vay bất động sản cho thấy các tổ chức này sẽ tiếp tục cho vay các cá nhân, doanh nghiệp đủ điều kiện, tránh tình trạng thua lỗ trên diện rộng.

Tăng trưởng tín dụng năm 2023 được Fitch ước tính khoảng 11%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 14% trong năm 2024 - phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Chính phủ Việt Nam khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện. Tỷ lệ nợ chính phủ/GDP được dự báo ổn định ở mức 38%.

Cơ quan này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt khoảng 4,8%, sẽ cải thiện lên mức 6,3% vào năm 2024 và tăng lên mức 6,5% vào năm 2025.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng