Vì sao Alibaba bất ngờ công bố quyết định chia tách đế chế kinh doanh hơn 200 tỷ USD?

Thông báo về việc thay đổi mô hình kinh doanh của Alibaba vào ngày thứ Ba được đưa ra cùng lúc với sự kiện nhà sáng lập tập đoàn Alibaba – ông Jack Ma trở về Trung Quốc sau hơn 1 năm ở nước ngoài.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Tập đoàn Alibaba có kế hoạch chia tách "đế chế" 220 tỷ USD thành 6 công ty huy động vốn độc lập và có thể sẽ thử nghiệm tiến hành gọi vốn lần đầu trước công chúng riêng biệt, đây là đợt cải tổ mạnh tay nhất tập đoàn thương mại trực tuyến này tính từ hơn 2 thập kỷ trước đây, theo nội dung bài báo mới được đăng tải trên Bloomberg.

Động thái mới nhất sẽ tách biệt những mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp này, từ thương mại cho đến truyền thông, với mảng mới ví như điện toán đám mây để mỗi doanh nghiệp có quyền tự chủ riêng, nhờ vậy đặt nền móng cho các hoạt động mở rộng và huy động vốn từ thị trường tài chính. Sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu của Alibaba tăng đến 8% trên thị trường tương lai ở New York.

Việc chuyển hướng phát triển theo hình thức công ty mẹ - con như thế này khá hiếm gặp với các doanh nghiệp Trung Quốc, thế nhưng nó có thể trở thành mẫu hình cho các doanh nghiệp cùng mảng kinh doanh với Alibaba. Việc giảm tập trung hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cơ chế quyết định đã giúp giải quyết cho một trong những nỗi lo của Bắc Kinh trong chiến dịch siết chặt kiểm soát với ngành công nghệ.

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ trích tầm ảnh hưởng của những nền tảng trực tuyến, đặc biệt nền tảng kiểu như của Alibaba hay ứng dụng WeChat của tập đoàn Tencent. Điều này cũng đồng nghĩa quá trình tái cấu trúc sẽ phải cần đến sự chấp thuận từ cơ quan quản lý. Gần đây, nhà quản lý ngành công nghệ tại Trung Quốc vốn lo lắng về khả năng quyền lực thị trường quá tập trung vào một số doanh nghiệp công nghệ lớn. Alibaba và Tencent đầu tư vào hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp trong suốt nhiều năm qua.

“Rõ ràng động thái mới đang tiến gần hơn đến chính sách của chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc giảm độc quyền của các doanh nghiệp ngành công nghệ. Mô hình này thậm chí có thể trở thành hình mẫu của ngành công nghệ Trung Quốc trong tương lai”, chuyên gia tại Bloomberg Intelligence – ông Marvin Chen phân tích.

Thông báo về việc thay đổi mô hình kinh doanh của Alibaba vào ngày thứ Ba được đưa ra cùng lúc với sự kiện nhà sáng lập tập đoàn Alibaba – ông Jack Ma trở về Trung Quốc sau hơn 1 năm ở nước ngoài.

Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đánh dấu cho thay đổi bước ngoặt của Alibaba từ việc vận hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh dưới một sự quản lý duy nhất, điều hành mọi mảng kinh doanh từ siêu thị cho đến trung tâm dữ liệu dưới quyền của Alibaba.

Đồng thời nó cũng phát đi tín hiệu cho thấy Alibaba hiện đang sẵn sàng kêu gọi thêm nhà đầu tư mới trên các thị trường đại chúng cả ở trong và ngoài nước. Trước đó, chiến dịch siết chặt quản lý của chính quyền Trung Quốc đã khiến cho giá trị vốn hóa của tập đoàn Alibaba sụt giảm đến hơn 500 tỷ USD.

CEO của Alibaba, ông Daniel Zhang, sẽ quản lý mảng điện toán đám mây của Alibaba. Điều này cũng cho thấy quyết tâm của Alibaba đối với việc phát triển dài hạn trong mảng này. Ông Zhang đồng thời cũng vẫn quản lý công ty mẹ.

Giám đốc bộ phận thương mại quốc tế, ông Daniel Zhang, sẽ quản lý mảng kinh doanh số toàn cầu, cùng lúc đó nhà điều hành cấp cao Trudy Dai sẽ quản lý mảng kinh doanh của Taobao Tmall.

Dù rằng tạo ra nhiều mảng kinh doanh khác nhau, vào ngày thứ Ba, Alibaba đã xác nhận các biện pháp cắt giảm chi phí đã giúp cứu lợi nhuận của hãng. Đây có thể coi như một thay đổi lớn với một tập đoàn công nghệ từng chi tiêu rất mạnh tay để thâu tóm thị phần.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE